Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

sưu tầm những bức thư pháp đẹp

    
               Đến cõi đời vui chơi cho thoả
               Nếm đắng cay cho hả rồi về.
                                      
            Thương cha xuôi ngược giữa dòng
            Mẹ yêu tất tả gánh gồng nuôi con.
                     
                        Thiện căn ở tại lòng ta
                Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
                                 
         Cuộc sống tuân theo chuỗi luân hồi
         Chồi non chớm nở lá vàng rơi
         Mây trắng thong dong về bên núi
         Cõi thế rưng rưng nhớ một người.
                
              Có không cái kiếp luân hồi?
      Kiếp sau có muốn làm người lại chăng?

                                
                       Có xa mới nhớ
                    Có lìa mới thương
             Dù có phiêu bạt muôn phương
         Làm người phải có quê hương trong lòng.

                            
             Ai yêu ai ghét chẳng bận lòng
        Duỗi chân nằm ngủ thong dong bên đời
            
                  Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
                       Ai biết tình ai có đậm đà

                     
          Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                có chở trăng về kịp tối nay
                      
                           Trực chỉ nhân tâm
                         Kiến tánh thành Phật
               
                     Lai rai vài chén say bí tỉ
          thiết nghĩ chuyện đời chẳng đáng chi
                   
                       Ở đời thiếu bạn tri âm
        Như cây thiếu nắng như trầm thiếu hương

                   
               Diều vươn cao do ngược chiều gió
               Nhờ vượt khó nên người khôn ra.
                   
           Trao tay đôi nhẫn nhắc cho nhau
          Giữ đạo phu thê nhẫn đứng đầu
          Nhẫn để gia đình luôn hạnh phúc
          Cho tình chồng vợ mãi dài lâu.
                   
            Gió thốc giữa đồng thấy lạnh kinh
            Vòng tay cố siết tự ôm mình
            Ô hay! ta rét đâu vì gió
            Gió cũng như ta gió một mình.
                  
                    Trà nồng vẫn đợi tri âm
          Bao la trời đất lặng thầm ngát hương
         Vị kia dẫu đắng lạ thường
        Nhưng sau men đắng ngọt thơm lịm tình.
                   
                             Bất lập văn tự
                        Giáo ngoại biệt truyền
                           Trực chỉ nhân tâm
                        Kiến tánh thành phật.
                     
            Xuân đáo hoa khai phúc mãn đường
                     
                 Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
               Đêm qua sân trước một nhành mai.
                                        
                     Tôi chưa đi thì có bao giờ về
                    Tôi chẳng đến và không hề ở lại
                                                                                                                                                               
                                                                                                                                                               
                                        Photobucket
                  Cuộc sống luân hồi chỉ thế thôi
                  Chồi non chớm nở lá vàng rơi
                  Thong dong mây trắng về bên núi
                 Cõi thế rưng rưng nhớ một người.


                                        Photobucket
                   Người về soi bóng mình
                   Giữa tường trắng lặng câm


phật như mặt trời sáng,giáo pháp đuốc soi đường. Ni tâm tư vắng lặng, di đà niệm cần chuyên

                                    Photobucket
                               Ướt mi - TCS

                                       Photobucket
                              Lòng mẹ
            
                                                                                   Tâm
                               
 
               Gieo nhân nào gặp quả nấy
                                                                                                                                                              

                                    Photobucket
                          Hạnh phúc
                                                                                                                                                               
 
                                    Photobucket
                                    Tình yêu
                                                                                                                                                               
Photobucket
 
 
 
nguồn sưu tầm....

phố Ông Đồ ngày Tết- Nét đẹp con chữ Việt

Mặc áo dài khăn đóng, cả trăm "ông đồ" trẻ miệt mài viết những câu đối, lời chúc Tết. Phố "ông đồ" trở thành điểm dừng chân mới, thú vị cho người dân TP HCM du xuân.
Khai trương từ những ngày 20 tháng chạp, con đường thư pháp trước cổng Nhà Văn hóa thanh niên và Cung văn hóa lao động đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ.
Phố ông đồ tấp nập người qua lại. Ảnh: Hải Duyên.
(Trong hình Admin cùng BanhNgot tham qua phố đêm đó luôn)


Khi chọn được câu đối vừa ý, người tham quan có thể "nhờ" các ông đồ viết ngay tại gian hàng để mang về nhà treo Tết hay làm quà tặng, với giá từ 10.000 đến vài trăm nghìn đồng. Vật liệu để thảo lên những nét chữ uốn lượn, "rồng bay phượng múa" cũng rất đa dạng, từ giấy, vải nền làm tranh đến đá, sứ.

Ngồi bệt xuống tại một gian hàng, Anh Thư, nữ sinh viên trường Mỹ thuật không giấu được vẻ thích thú khi cầm tấm thư pháp với dòng chữ mềm mại: "Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".

"Đây là một trong những điều Phật dạy mà em tâm đắc nhất. Em mua tấm này về tặng mẹ trong năm mới. Mỗi lần đọc dòng chữ này em lại thương mẹ nhiều hơn", nữ sinh bày tỏ.
Còn ông đồ trẻ Darian Đăng Học, Chủ nhiệm câu lạc bộ thư pháp Nhà văn hóa thanh niên cho biết: "Năm mới, người ta thường tặng nhau những lời tốt đẹp nhất. Một câu thơ hay, một lời chúc tốt lành được viết lên bằng mực tàu với nghệ thuật thư pháp lại càng thêm đẹp và giá trị. Đối với người xưa, điều đó còn quý giá hơn cả vàng, bạc, kim cương".
Ông đồ trẻ Darian Đăng Học say sưa viết chữ bên gian hàng của mình. Ảnh: Hải Duyên.


Chính những giá trị đó đã khởi nguồn cho ý tưởng các "ông đồ" trong Câu lạc bộ của chàng Việt kiều "xuống phố". "Đây cũng là một cách giúp các bạn sinh viên thỏa mãn được đam mê viết thư pháp và có thêm thu nhập trang trải chuyện học hành", Darian nói về các nhân viên trẻ của mình.

Riêng với "ông đồ" Diễm Phúc, sinh viên năm thứ ba ĐH Công nghiệp thì viết thư pháp lại là cách để thư giãn và làm cho tâm hồn thanh thản. "Có những câu nói khi mới đọc một lần mình không thể hiểu được. Nhưng dần dần, viết đi viết lại khiến mình suy ngẫm thêm và thấy thật ý nghĩa", Phúc nói.


Các sản phẩm trên phố ông đồ khá đa dạng.


Bước chuẩn bị quan trọng: pha mực.


Năm Canh Dần nên hình ảnh những chú hổ hiện hữu ở khắp nơi.


"Bà đồ" hiếm hoi


Những câu thơ về cha mẹ được viết nhiều trên đá, gốm để khách mua về tặng cha mẹ nhân ngày tết.


Nhiều người xem và đợi mua chữ ông đồ


Con phố tấp nập cho đến tận khuya.
Phố ông đồ sẽ được mở cho đến ngày mùng một Tết, phục vụ người dân. (ddxd.vn - vnexpress.net)

Ngày xuân cho chữ - Nét đẹp của thư pháp Việt

Thư pháp Việt
 
Tại chợ chữ Nhà Văn hóa Thanh Niên, năm nào cũng đông khách do con đường này thuận lợi giao thông, thanh niên hay tụ tập. Ông đồ Hoa Nghiêm ở chợ chữ này cho biết, ngày thường thỉnh thỏang người ta mới đi mua chữ, nhưng dịp xuân về thì nhu cầu chơi chữ lại tăng lên do nhà nào cũng cần trang trí phòng ốc, có một vài chữ thư pháp trông có vẻ văn hóa truyền thống và cũng không lấy gì làm tốn kém lắm. Chữ thư pháp dạng này là hàng chợ, không có nét điêu luyện xuất thần, nhưng nếu thư pháp của  các danh họa thì cũng xứng để lộng kính treo quanh năm. Theo Hoa Nghiêm các ông đồ danh tiếng năm nào cũng được các công ty tổ chức sự kiện hợp đồng đi viết cho các buổi tiệc liên quan cuối năm cho các doanh nghiệp nước ngòai. Họ làm ăn ở Việt Nam nhưng cũng hiểu phong tục của Việt Nam nên ngòai việc chiêu đãi tiệc tùng còn muốn có quà tặng cho khách bằng những câu chữ thư pháp.
 
 
 
 Những câu ngắn như “Tấn Tài Tấn Lộc”, “Hòa khí sinh tài” được nhiều khách là doanh nhân ưa chuộng, xin về để treo trong nhà. Khách trẻ tuổi thì lãng mạn hơn, thích câu “Từ em xuân đã trong tôi bốn mùa” , và họ xin đem về tặng cho bạn gái.
Ở các buổi liên hoan trên, khách đến xin chữ, ông đồ cứ cho vì thù lao này đã được “gia chủ” đài thọ. Cô Nguyệt Hồng, nhân viên một công ty chuyên tổ chức sự kiện, truyền thông cho biết, thù lao cho ông đồ mấy năm gần đây có giá cao, nhất là các thầy có thương hiệu như Hiếu Tín, Lê Hải, Hoa Nghiêm. Họ viết chữ có nét đẹp, rõ ràng, dễ đọc, có nghệ thuật chứ không phải vẽ những con giun khiến cho nhiều người khó tính không có thiện cảm với thư pháp Việt. về giá cả thuê ông đồ, cô Hồng cũng tiết lộ, nếu hợp đồng thực hiện trước ngày 20 âm lịch, giá của một ông đồ là 600.000đ/giờ , nhưng phải hợp đồng thực hiện trong hai giờ thì ông đồ mới nhận. Đêm giao thừa thì giá rất cao khoảng 3 triệu đồng trở lên tùy theo khách sạn tiêu chuẩn 4 sao hay 5 sao.
Hành trang của ông đồ ngòai trang phục áo dài đen, khăn đóng, còn phải vác theo một giá treo cọ, một cái triện son, một cái nghiên mực tàu và giấy đỏ. Trung bình cứ một giờ , ông đồ chuyên nghiệp có thể viết được một trăm chữ đơn giản. Anh Hoa Nghiêm cho biết, những khách sạn đông khách như Equatorial, đêm giao thừa là anh viết mỏi cả tay để “sản xuất” hàng trăm tác phẩm. Với khách đông như vậy, hai ông đồ chính làm việc phải có một đến hai ông “đồ phó” để khi tác phẩm viết xong đưa qua cho đồ phó đóng triện. Triện phải lớn đóng trong mực son cho tác phẩm có thêm màu sắc. Đồ phó còn phải mài mực Tàu trong nghiên, cứ dăm ba phút một lần, khi rảnh tay để tạo thêm khung cảnh trang nghiêm cổ kính. Thực ra, động tác này không cần phải làm, vì mực Tàu hiện nay trên thị trường được chế biến sẳn đựng trong chai, đổ ra là dùng ngay được, không cần phải mài.
Viết chữ Hán
Nếu như thư pháp chữ Việt tiếp cận được với giới bình dân thì thư pháp chữ Hán chỉ dành cho hàng trung lưu, quý tộc. Một bức thư pháp của hoạ sĩ Trương Hán Minh, Trương Lộ, Lý Tùng Niên, Lý Khắc Nhu giá không dưới một triệu đồng. Còn những thầy đồ viết chữ Hán trên phố Hải Thượng Lãn Ông xuất hiện vào những ngày cận tết, tháng giêng không phải là thư pháp mà là chữ viết đẹp dành để dán trước cửa nhà. Nếu để chúc tụng thì nhờ viết  Ngũ phúc lâm môn, tấm này trên trước cửa nhà , “Xuất nhập bình an” thì treo từ phòng khách ra bếp, “tứ quý an khang” treo trong phòng khách, “phúc thọ khang ninh” dán trong phòng cha mẹ già.  Trước đây, người ta còn nhờ các ông đồ viết chữ phúc, chữ cát trên giấy hồng đơn để dán trên trái dưa hấu, trái bưởi. nay các chữa đó được in sẳn trên giấy màu đỏ láng, bán rất rẻ nên làm giảm đi công việc của người viết chữ thuê. Tuy nhiên, do có người cầu kỳ, biết chút văn chương , sính chữ tự sáng tác rồi nhờ người viết chữ đẹp viết lên giấy hoa tiên, giấy hồng đơn treo cho khác lạ và như ý muốn, nhờ vậy ông đồ vẫn còn kiếm được thu nhập.
Ai cũng ngỡ qua tết là ông đồ xếp bút nghiên cất xó, nào ngờ ngày mùng 4 tết trên phố Hải Thượng Lãn Ông, Nguyễn Trãi (quận 5) vẫn còn bóng dáng ông đồ. Họ trực Tết để chờ các doanh nghiệp đến viết những chữ phục vụ cho ngày khai trương, mà khai trương ở khu Chợ Lớn thường từ mùng 6 đến mùng 9 tháng giêng. Những câu này cũng quen thuộc nhưng không có mẫu in sẳn, nhất là bảng chữ quá lớn tương xứng với một doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, một số doanh nghiệp mê tín tin rằng ông đồ nào năm trước viết chữ cho mình làm ăn được, năm nay phải nhờ ông này viết tiếp để lấy hên. Tiết kiệm chi vài chục ngàn đồng để xui sẻo cả năm. Một số chùa người Hoa còn đem đèn giấy đến nhờ ông đồ viết chữ để đem đèn đi đấu giá. Tín chủ nào đóng góp cho chùa nhiều sẽ được thỉnh đèn lồng của chùa về nhà treo, trong đó có đề chữ “một tấm lòng vàng”, treo trước cửa để hãnh diện với khách viếng thăm nhà.
Tuy nghề bán chữ trông dễ ăn như vậy nhưng không phải ai cũng làm được. Ngoài kỹ thuật viết chữ đẹp, ông đồ còn phải có một trình độ văn chương nhất định. Nói theo Hoa Nghiêm thì ông đồ phải có kiến thức bên ngoài, có cái tâm bên trong thì mới tư vấn cho khách câu chữ nào phù hợp với kỳ vọng đầu năm của khách.
Lương Minh 25-1-2010
(Đã đăng báo xuân Vũng Tàu năm Canh Dần)
 
 
 
 
Tranh khắc gỗ, thủ bút Hoa Nghiêm

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Tản Mạn về Thư Pháp Ngày Xuân

Tìm về thư pháp ngày xuân
Theo www.sggp.org.vn - 3 năm trước


Tặng nhau bài thơ, câu đối hoặc bức thư pháp ngày đầu xuân cùng những lời chúc phúc là điều mà người Việt hay làm. Sau thời gian dài trầm lắng, những tưởng cái thú chơi chữ, nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam dần mai một. Nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi này đang dần phát triển, khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của một nét văn hoá Việt…

Thú chơi đang được phổ biến

Tìm về thư pháp ngày xuân
Tác phẩm" Hòn vọng phu"

Buổi tổng kết hoạt động Nhà Xuất bản Lao Động chi nhánh phía Nam năm 2006, ông Lê Huy Hoà (thường trực NXB Lao Động khu vực phía Nam) đã mời nhà nghiên cứu Hán - Nôm Phạm Hoàng Quân viết tặng mỗi khách mời một bức thư pháp và ý tưởng này đã nhận được nhiều sự hoan nghênh.

Đây không còn là trường hợp cá biệt khi nhiều đơn vị, công ty đã mời người viết tặng khách hàng, nhân viên một bức thư pháp thay cho món quà chúc mừng nhân dịp năm hết tết đến.

Vài năm nay, cứ dịp xuân về, nhiều điểm tại TPHCM đã trở thành nơi hội ngộ của các nghệ sĩ thư pháp như góc đường Trương Định – Điện Biên Phủ, Hội Hoa xuân TP hay tại Trung tâm Văn hoá quận 5… Lớn thì có những cụ 60-70 tuổi, trẻ thì có những cô cậu sinh viên chỉ độ đôi mươi, có người mặc quần tây áo sơ mi, cũng không ít người áo dài khăn đóng như những cụ đồ khi xưa. Thư pháp Hán có, Việt có, phong cách rất đa dạng và thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ vải, giấy, mảnh tre, thậm chí thư pháp cả trên những viên đá cuội… tất cả tạo nên bức tranh phong phú, thu hút nhiều người thưởng lãm, vừa đáp ứng nhu cầu người mua.



Lê Minh, người gần 5 năm “ngồi đồng” tại phố thư pháp Trương Định tâm sự: “Từ hồi học lớp 12, một lần tình cờ đi ngang qua đây, thấy hay nên ghé vào xem rồi đâm ra mê. Từ đó năm nào tôi cũng ghé từ 23 đến 30 tết…”. Học xong phổ thông, Minh thi vào Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM chuyên ngành Hán-Nôm để được thoả niềm đam mê của mình. Từ một người ngồi xem, nay Minh đã trở thành “ông đồ” trẻ. 10 năm về trước, nói đến thư pháp chữ Hán tại TPHCM người ta có thể kể tên những nghệ sĩ thư pháp nổi tiếng người như Trương Lộ, Huỳnh Tuần Bá, Lý Khắc Nhu, Lý Tùng Niên, Quan Tồn Chí, Trương Hán Minh… thì nay đã xuất hiện khá nhiều những “cây bút” trẻ.


Bên cạnh dòng chảy thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng ngày càng phát triển và được đông đảo giới trẻ hưởng ứng. Bạn Hà Hương Linh, sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM, một “tín đồ” thư pháp tâm sự “So với thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng tinh tế không kém, người viết tha hồ phóng bút, thả bút để thể hiện cái thần trong từng con chữ. Đặc biệt, đa số tác phẩm thư pháp quốc ngữ đều được trích từ ca dao, dân ca, dễ đọc dễ hiểu nên ai cũng có thể cảm được cái hồn của dân tộc”. Bởi thế, chỉ vài năm đã có hàng chục CLB thư pháp quốc ngữ với hàng trăm thành viên và nhiều học viên đang theo học và còn có gần 10 trang web giới thiệu các CLB thư pháp.

Chút hoài cổ…

Tìm về thư pháp ngày xuân
Phạm Hoàng Quân đang luyện chữ

Chơi chữ từng được ông cha ta xem là cái đạo, thờ chữ để rèn tâm, viết chữ để dưỡng tính, xin chữ chọn thầy, cho chữ chọn người… do đó không phải ai cũng đủ “bản lĩnh” bước chân vào chốn lắm công phu này. Thư pháp đem lại món ăn tinh thần, khơi dậy cái đẹp nội tâm, nuôi dưỡng và hình thành những nhân cách đẹp.

Xưa, thư pháp được xem là thú chơi của các cụ đồ nho, các bậc quân tử. Lịch sử Thư pháp Trung Hoa truyền lại đến hôm nay hàng trăm tấm gương luyện bút như Chung Diêu, Vương Hi Chi, Thích Trí Vĩnh, Lý Thế Dân… Họ là những người dám hy sinh cả một quãng đời để luyện bút, bút cùn quẳng lại thành gò, rửa bút nước ao thành mực. Như Vương Hi Chi mất 15 năm chỉ để luyện chữ Vĩnh (“dụng tâm thập ngũ niên, thuỷ công nhất vĩnh tự”), như Thích Trí Vĩnh, cháu 7 đời của Vương Hi Chi, lên chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm luyện thư pháp (“đăng lâu bất hạ tứ thập niên”)…

Đủ thấy rằng, để có được bút lực, chưa nói đến sở học, các nghệ sĩ thư pháp học đã tốn biết bao công phu khổ ải. Trung Quốc có một nền thư pháp lâu đời, không ngừng phát triển và nâng tầm thành nghệ thuật. Những người được xem là nghệ sĩ thư pháp đầu tiên của Việt Nam là Phạm Sư Mạnh, vua Lê Cảnh Hưng, Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm, Cao Bá Quát…

Với chữ quốc ngữ, khi xuất hiện ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm viết như rồng bay phượng múa, nhưng chưa được xem là thư pháp. Khoảng năm 1950, trào lưu thư pháp, tranh nổi bật với các nghệ nhân như Vũ Hối, Nam Giang. Đặc biệt, từ những bài thơ của Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương viết theo lối thư pháp khoảng những năm 1950 đã đánh dấu sự ra đời của Thư pháp quốc ngữ và Đông Hồ được xem là ông tổ của thư pháp quốc ngữ. Từ đây, thư pháp quốc ngữ như mạch ngầm lan toả vào đời sống người dân Việt.

CHIẾN DŨNG
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons