Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức thư pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức thư pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt

Nhân dịp Tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, chiều 7/1, gần 600 kiều bào từ các nước về quê hương đón Tết đã tham dự chương trình gặp gỡ kiều bào mừng Xuân với chủ đề “Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt”, do Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố phối hợp tổ chức.
Các đại biểu Việt kiều xin chữ đầu năm. Ảnh: Thế Anh - TTXVN ( thư pháp Đặng Hòa và Viết Hiếu đang cho chữ)
Chương trình là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu và vui đón xuân mới trên quê hương với các tiết mục biểu diễn văn nghệ dân tộc, múa lân – sư – rồng, biểu diễn thời trang, hái lộc xuân và thưởng thức ẩm thực Việt. Đây còn là dịp các doanh nghiệp Việt kiều quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, với mục đích đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và thị trường các nước trên thế giới nói chung.

Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước do được tiếp cận với văn hóa của nhiều nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nghiệp, đã và đang có nhiều đóng góp trong việc đưa hàng ViệtNam vào thị trường Mỹ, Pháp, EU và nhiều nước khác. Trong đó, các ngành kỹ thuật, giao thông, xây dựng, du lịch, văn hóa, lĩnh vực hàng may mặc - thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… được nhiều doanh nghiệp Việt kiều quan tâm phát triển thương hiệu Việt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến vào thị trường Mỹ và Hồng Công, nhà doanh nghiệp Quách Hưng Tòng, kiều bào tại Mỹ, cho rằng thực phẩm Việt có tiềm năng rất lớn để xuất sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canađa... không chỉ vì có đông người Việt tại những nơi này mà còn một lượng lớn cộng đồng sắc dân gốc Ấn, Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philíppin... cũng sử dụng được hàng Việt; đồng thời sản phẩm nhiệt đới từ Việt Nam cũng được nhiều người gốc Âu ưa chuộng.

Để có được những kết quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đưa hàng Việt vào thị trường các nước, ngoài nỗ lực của từng doanh nghiệp kiều bào còn có sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan trong nước và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Pháp, cho rằng sự hỗ trợ từ các bộ ngành trong nước và các thương vụ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm đưa sản phẩm thẳng đến khách hàng, có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu hàng Việt và phát triển thương hiệu Việt sang các nước.

Theo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng và kiều bào nói chung đang đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước cần quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cần tạo điều kiện cho kiều bào ổn định cuộc sống tại Việt Nam; tiếp tục có thêm nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa; đẩy nhanh cải tiến thủ tục hải quan, minh bạch, công khai nhằm giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp...

Hoàng Liên Sơn

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Khai bút đầu Năm- Nét đẹp văn hóa của người Việt

Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn. Trong khoảng thời gian ấy, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho cả năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.


đầu năm 2012, đúng vào phút đầu tiên của năm mới. thư pháp Đặng Hòa cũng làm lễ khai bút, xin chia sẻ một số tác phẩm với những người yêu thư pháp



Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

phố Ông Đồ ngày Tết- Nét đẹp con chữ Việt

Mặc áo dài khăn đóng, cả trăm "ông đồ" trẻ miệt mài viết những câu đối, lời chúc Tết. Phố "ông đồ" trở thành điểm dừng chân mới, thú vị cho người dân TP HCM du xuân.
Khai trương từ những ngày 20 tháng chạp, con đường thư pháp trước cổng Nhà Văn hóa thanh niên và Cung văn hóa lao động đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân, đặc biệt là các bạn trẻ.
Phố ông đồ tấp nập người qua lại. Ảnh: Hải Duyên.
(Trong hình Admin cùng BanhNgot tham qua phố đêm đó luôn)


Khi chọn được câu đối vừa ý, người tham quan có thể "nhờ" các ông đồ viết ngay tại gian hàng để mang về nhà treo Tết hay làm quà tặng, với giá từ 10.000 đến vài trăm nghìn đồng. Vật liệu để thảo lên những nét chữ uốn lượn, "rồng bay phượng múa" cũng rất đa dạng, từ giấy, vải nền làm tranh đến đá, sứ.

Ngồi bệt xuống tại một gian hàng, Anh Thư, nữ sinh viên trường Mỹ thuật không giấu được vẻ thích thú khi cầm tấm thư pháp với dòng chữ mềm mại: "Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không".

"Đây là một trong những điều Phật dạy mà em tâm đắc nhất. Em mua tấm này về tặng mẹ trong năm mới. Mỗi lần đọc dòng chữ này em lại thương mẹ nhiều hơn", nữ sinh bày tỏ.
Còn ông đồ trẻ Darian Đăng Học, Chủ nhiệm câu lạc bộ thư pháp Nhà văn hóa thanh niên cho biết: "Năm mới, người ta thường tặng nhau những lời tốt đẹp nhất. Một câu thơ hay, một lời chúc tốt lành được viết lên bằng mực tàu với nghệ thuật thư pháp lại càng thêm đẹp và giá trị. Đối với người xưa, điều đó còn quý giá hơn cả vàng, bạc, kim cương".
Ông đồ trẻ Darian Đăng Học say sưa viết chữ bên gian hàng của mình. Ảnh: Hải Duyên.


Chính những giá trị đó đã khởi nguồn cho ý tưởng các "ông đồ" trong Câu lạc bộ của chàng Việt kiều "xuống phố". "Đây cũng là một cách giúp các bạn sinh viên thỏa mãn được đam mê viết thư pháp và có thêm thu nhập trang trải chuyện học hành", Darian nói về các nhân viên trẻ của mình.

Riêng với "ông đồ" Diễm Phúc, sinh viên năm thứ ba ĐH Công nghiệp thì viết thư pháp lại là cách để thư giãn và làm cho tâm hồn thanh thản. "Có những câu nói khi mới đọc một lần mình không thể hiểu được. Nhưng dần dần, viết đi viết lại khiến mình suy ngẫm thêm và thấy thật ý nghĩa", Phúc nói.


Các sản phẩm trên phố ông đồ khá đa dạng.


Bước chuẩn bị quan trọng: pha mực.


Năm Canh Dần nên hình ảnh những chú hổ hiện hữu ở khắp nơi.


"Bà đồ" hiếm hoi


Những câu thơ về cha mẹ được viết nhiều trên đá, gốm để khách mua về tặng cha mẹ nhân ngày tết.


Nhiều người xem và đợi mua chữ ông đồ


Con phố tấp nập cho đến tận khuya.
Phố ông đồ sẽ được mở cho đến ngày mùng một Tết, phục vụ người dân. (ddxd.vn - vnexpress.net)

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Tản Mạn về Thư Pháp Ngày Xuân

Tìm về thư pháp ngày xuân
Theo www.sggp.org.vn - 3 năm trước


Tặng nhau bài thơ, câu đối hoặc bức thư pháp ngày đầu xuân cùng những lời chúc phúc là điều mà người Việt hay làm. Sau thời gian dài trầm lắng, những tưởng cái thú chơi chữ, nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam dần mai một. Nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi này đang dần phát triển, khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của một nét văn hoá Việt…

Thú chơi đang được phổ biến

Tìm về thư pháp ngày xuân
Tác phẩm" Hòn vọng phu"

Buổi tổng kết hoạt động Nhà Xuất bản Lao Động chi nhánh phía Nam năm 2006, ông Lê Huy Hoà (thường trực NXB Lao Động khu vực phía Nam) đã mời nhà nghiên cứu Hán - Nôm Phạm Hoàng Quân viết tặng mỗi khách mời một bức thư pháp và ý tưởng này đã nhận được nhiều sự hoan nghênh.

Đây không còn là trường hợp cá biệt khi nhiều đơn vị, công ty đã mời người viết tặng khách hàng, nhân viên một bức thư pháp thay cho món quà chúc mừng nhân dịp năm hết tết đến.

Vài năm nay, cứ dịp xuân về, nhiều điểm tại TPHCM đã trở thành nơi hội ngộ của các nghệ sĩ thư pháp như góc đường Trương Định – Điện Biên Phủ, Hội Hoa xuân TP hay tại Trung tâm Văn hoá quận 5… Lớn thì có những cụ 60-70 tuổi, trẻ thì có những cô cậu sinh viên chỉ độ đôi mươi, có người mặc quần tây áo sơ mi, cũng không ít người áo dài khăn đóng như những cụ đồ khi xưa. Thư pháp Hán có, Việt có, phong cách rất đa dạng và thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ vải, giấy, mảnh tre, thậm chí thư pháp cả trên những viên đá cuội… tất cả tạo nên bức tranh phong phú, thu hút nhiều người thưởng lãm, vừa đáp ứng nhu cầu người mua.



Lê Minh, người gần 5 năm “ngồi đồng” tại phố thư pháp Trương Định tâm sự: “Từ hồi học lớp 12, một lần tình cờ đi ngang qua đây, thấy hay nên ghé vào xem rồi đâm ra mê. Từ đó năm nào tôi cũng ghé từ 23 đến 30 tết…”. Học xong phổ thông, Minh thi vào Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM chuyên ngành Hán-Nôm để được thoả niềm đam mê của mình. Từ một người ngồi xem, nay Minh đã trở thành “ông đồ” trẻ. 10 năm về trước, nói đến thư pháp chữ Hán tại TPHCM người ta có thể kể tên những nghệ sĩ thư pháp nổi tiếng người như Trương Lộ, Huỳnh Tuần Bá, Lý Khắc Nhu, Lý Tùng Niên, Quan Tồn Chí, Trương Hán Minh… thì nay đã xuất hiện khá nhiều những “cây bút” trẻ.


Bên cạnh dòng chảy thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng ngày càng phát triển và được đông đảo giới trẻ hưởng ứng. Bạn Hà Hương Linh, sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM, một “tín đồ” thư pháp tâm sự “So với thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng tinh tế không kém, người viết tha hồ phóng bút, thả bút để thể hiện cái thần trong từng con chữ. Đặc biệt, đa số tác phẩm thư pháp quốc ngữ đều được trích từ ca dao, dân ca, dễ đọc dễ hiểu nên ai cũng có thể cảm được cái hồn của dân tộc”. Bởi thế, chỉ vài năm đã có hàng chục CLB thư pháp quốc ngữ với hàng trăm thành viên và nhiều học viên đang theo học và còn có gần 10 trang web giới thiệu các CLB thư pháp.

Chút hoài cổ…

Tìm về thư pháp ngày xuân
Phạm Hoàng Quân đang luyện chữ

Chơi chữ từng được ông cha ta xem là cái đạo, thờ chữ để rèn tâm, viết chữ để dưỡng tính, xin chữ chọn thầy, cho chữ chọn người… do đó không phải ai cũng đủ “bản lĩnh” bước chân vào chốn lắm công phu này. Thư pháp đem lại món ăn tinh thần, khơi dậy cái đẹp nội tâm, nuôi dưỡng và hình thành những nhân cách đẹp.

Xưa, thư pháp được xem là thú chơi của các cụ đồ nho, các bậc quân tử. Lịch sử Thư pháp Trung Hoa truyền lại đến hôm nay hàng trăm tấm gương luyện bút như Chung Diêu, Vương Hi Chi, Thích Trí Vĩnh, Lý Thế Dân… Họ là những người dám hy sinh cả một quãng đời để luyện bút, bút cùn quẳng lại thành gò, rửa bút nước ao thành mực. Như Vương Hi Chi mất 15 năm chỉ để luyện chữ Vĩnh (“dụng tâm thập ngũ niên, thuỷ công nhất vĩnh tự”), như Thích Trí Vĩnh, cháu 7 đời của Vương Hi Chi, lên chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm luyện thư pháp (“đăng lâu bất hạ tứ thập niên”)…

Đủ thấy rằng, để có được bút lực, chưa nói đến sở học, các nghệ sĩ thư pháp học đã tốn biết bao công phu khổ ải. Trung Quốc có một nền thư pháp lâu đời, không ngừng phát triển và nâng tầm thành nghệ thuật. Những người được xem là nghệ sĩ thư pháp đầu tiên của Việt Nam là Phạm Sư Mạnh, vua Lê Cảnh Hưng, Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm, Cao Bá Quát…

Với chữ quốc ngữ, khi xuất hiện ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm viết như rồng bay phượng múa, nhưng chưa được xem là thư pháp. Khoảng năm 1950, trào lưu thư pháp, tranh nổi bật với các nghệ nhân như Vũ Hối, Nam Giang. Đặc biệt, từ những bài thơ của Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương viết theo lối thư pháp khoảng những năm 1950 đã đánh dấu sự ra đời của Thư pháp quốc ngữ và Đông Hồ được xem là ông tổ của thư pháp quốc ngữ. Từ đây, thư pháp quốc ngữ như mạch ngầm lan toả vào đời sống người dân Việt.

CHIẾN DŨNG

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Mùa xuân xin nét chữ ông đồ

Mùa xuân xin nét chữ ông đồ


Bài viết cập nhật lúc: 11:20 ngày 06/02/2011
Đầu năm xin chữ đã trở thành một nét đẹp mỗi dịp xuân về.
Mùa xuân xin nét chữ ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Những câu thơ ấy của nhà thơ Vũ Đình Liên, mỗi lần đọc lại nhắc cho ta nhớ tới một nét đẹp của ông cha- phong tục xin chữ ngày Tết.



Ngày trước, đó là một phong tục, một thói quen ngày xuân mà hầu như gia đình nào cũng có. Mỗi khi Tết đến xuân về các ông đồ già bày mực tàu, giấy đỏ ngồi bên mái đình, sân chùa,…hay một góc chợ Tết mài mực viết chữ.
Những người đi chợ Tết vẫn thường ghé qua xin cho gia đình mình đôi câu đối hay một chữ mang nhiều ý may mắn cho năm mới. Những ông đồ già với nét chữ bay lượn viết nên bao lời hay ý đẹp cho đời mỗi độ xuân sang.
Một thời gian, hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ ngày Tết dường như vắng bóng nhưng rồi nét đẹp truyền thống ấy lại được khôi phục lại những năm gần đây bởi những người có lòng đam mê với nghệ thuật thư pháp dân tộc.
Năm nay, ở Sài Gòn “phố ông đồ” lại tiếp tục được mở như một nét văn hóa thường niên mối dịp Tết đến. Rất nhiều ông đồ trẻ ngồi miệt mài viết những câu đối tết, những câu thơ ý nghĩa, những câu chúc ngày xuân.
Mọi người có thể vừa xem những bức thư pháp của các ông đồ, vừa có thể chọn một câu chúc hay một chữ mà mình tâm đắc rồi ngồi xem những ông đồ mài mực và viết những nét chữ thanh thoát, đẹp mắt.
Có người ghé qua “phố ông đồ” để tìm một nét chữ mong may mắn đầu năm, có người đến để nhìn ngắm những bắc thư pháp đa dạng và đầy tính nghệ thuật, cũng có người đến để tìm lại những hình ảnh của mùa xuân ngày trước.
Mỗi ông đồ mang đến cho “phố ông đồ” một nét riêng không ai giống ai. Người viết thứ pháp bằng tiếng Việt, có người lại bằng chữ Hán, có người lại nổi bật bởi những bức thư họa làm nền cho đôi câu đối hay một chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tín,…
Thư pháp chủ yếu được thể hiện trên giấy, nhưng nhiều bức thư pháp được thể hiện trên những vật liệu đặc biệt như tre, đá hay gỗ rất độc đáo và tinh xảo.
Ngoài ra, khi đến thăm “phố ông đồ” bạn còn có thể ghé qua gian hàng vẽ tranh chân dung để thưởng thức những bức chân dung kí hoa của những người nổi tiếng hay có thể đặt vẽ chân dung của chính mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức triển lãm ảnh Sen Việt của nhiếp ảnh gia Trần Bích được trưng bày trong nhà văn háo thanh niên Thành phố HCM.
Mùa xuân, ghé qua “phố ông đồ” xin cho mình một vài nét chữ mang nhiều ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới may mắn và thành công sẽ mang đến cho bạn một cảm giác như được trở về với nét phong tục xưa, cái Tết xưa ấm cúng.
Phố ông đồ được tổ chức trong khuôn viên của Nhà văn hóa thanh niên tp.HCM số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1.
Theo afamily.vn








Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Dưỡng sinh bằng thư pháp 0

Rèn luyện bằng thư pháp là phương thức có khả năng khơi dậy những tình cảm trong sáng và lành mạnh, loại bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và nhỏ nhen, khiến cho tâm hồn được cởi mở và khai thái. Thư pháp vừa bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ lại vừa được tạo điều kiện hưởng thụ về nghệ thuật, từ đó mà tạo nên hiệu quả cao trong việc rèn luyện tâm tình, tu thân dưỡng tính.
Viết thư pháp cũng như điều tâm trong luyện khí công

Ngày xuân kiên trì tập trung tâm trí viết thư pháp, chẳng những trong lòng cảm thấy khoan khoái mà còn có ích cho việc bình ổn tình cảm và điều hoà khí huyết. Có được điều đó là vì trước khi bắt tay vào viết thư pháp người ta bao giờ cũng phải tìm hiểu học tập, quan sát rất kĩ chữ mẫu để tìm ra những nét đặc trưng chủ yếu của con chữ, điều này  chẳng khác nào việc điều tâm trong khi luyện tập khí công nhờ đó mà tâm khí được cân bằng. Lấy thư pháp truyền thống làm ví dụ, chữ lệ thư chắc khoẻ khiến cho con người ta tâm tính trở nên hiền hoà, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp, suy nhược thần kinh...Chữ khải thư chân phương và thanh tú, rất thích hợp với người hay xốc nổi, tâm trạng dễ xao động, rối bời. Lối chữ thảo lại khiến con người ta hăng hái, tinh thần trở nên phấn chấn, nét bút thanh thoát, thoải mái, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái hư cái thực, nét sổ như sao băng quét sạch tàn vân, nét chấm như đá lở, nét phẩy như sừng con tê, nét mác tựa mũi tên bật khỏi dây cung, biến hoá khôn lường, lại có thể khêu gợi những linh cảm, hết sức thích hợp với những người tình cảm bị ức chế, uất ức và ốm yếu lâu ngày.
Trước khi bắt tay vào viết, tư thế cần phải chính xác như thể người luyện khí công  điều thân. Khi ngồi, đầu phải ngay ngắn, hai vai cân đối, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn chân đặt vững chãi trên mặt đất. Có vậy mới dốc được tinh lực toàn thân, ánh mắt luôn chuyển động giữa cây bút và nét chữ, hơi thở đều, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay được vận dụng một cách hết sức linh hoạt, khiến cho khí huyết toàn thân được khơi thông một cách tự nhiên, công năng các bộ phận trong cơ thể được điều hoà cân đối mà không bị khô cứng, chức năng vỏ não và hệ thần kinh thực vật được cải thiện, lưu lượng tuần hoàn máu được gia tăng khiến cho quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những vùng sử dụng hệ thống chữ la tinh như Anh và Mỹ, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh quên chữ là rất cao, song ngược lại, ở những vùng dùng chữ tượng hình như chữ Hán, căn bệnh này lại rất hiếm gặp. Điều đó không phải không có quan hệ trực tiếp đến việc nhận mặt những con chữ đã được hình tượng hóa, từ đó có thể thấy  ý nghĩa đặc biệt của thư pháp đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho hệ thống thần kinh trung ương.



 Viết thư pháp.
Viết thư pháp là đan xen giữa động và tĩnhViết thư pháp cũng giống như việc xem sách báo hay viết chữ, đều là những hoạt động có ích đan xen nhau giữa động và tĩnh. Người cầm bút viết thư pháp cũng giống như họa sĩ thường gửi gắm tâm hồn mình vào núi cao sông dài, hoa thơm cỏ lạ, chim bay thú chạy... muôn vật trong trời đất không thứ gì không lọt vào tâm can. Có thể nói, linh khí của đất trời sông núi, hồn sống của muôn loài sẽ dung dưỡng cho thể xác và tâm hồn nhờ đó mà giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và trường thọ. Vẽ tranh ngày xuân lại càng thêm lạc thú, giữa sinh khí ngày xuân phơi phới, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở, đi dạo thong thả ngắm trời ngắm đất, ngắm cảnh ngắm người rồi trở về nhà, ngồi tĩnh lặng trong thư phòng, hồi tưởng lại những gì đã thấy, lựa chọn thứ tâm đắc nhất, cấu tứ mà hình thành bức tranh sao cho có thần, có ý  rồi trong lúc tâm hồn trào dâng, vung bút quết màu mà viết một mạch thành chữ. Cũng giống như trong tập luyện khí công, thư họa, thư pháp cũng chú trọng điều tâm, điều tức và điều hình. Chính vì vậy mà các nhà đại thư pháp từ xưa đến nay bao giờ cũng rất cao thọ. Cái gọi là điều tâm tức là trước khi thư họa phải tiến hành cấu tứ nghệ thuật, trong cấu tứ thì phải tĩnh tâm, vứt bỏ những ý nghĩ vơ vẩn, chỉ tâm niệm vào một điều khiến cho tâm tưởng trở về với tự nhiên; điều tức nghĩa là phải điều hoà nhịp thở, hô hấp đều đặn, bình ổn từ đó mới có thể viết và vẽ được; điều hình, nghĩa là phải chú trọng tư thế khi viết chữ. Thư pháp trong tĩnh có động, động qui về tĩnh, tĩnh qui về động, quả thật rất có ích đối với tâm hồn và thể xác con người.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

“Thư pháp” Tết ở Daegu, Hàn Quốc


“Thư pháp” Tết ở Daegu, Hàn Quốc


Bài viết cập nhật lúc: 09:23 ngày 07/02/2011 Hòa chung không khí đón Tết của dân tộc, những người con Bắc Giang xa quê ở Daegu, Hàn Quốc, đã tự sáng tác và vẽ thư pháp, đón xuân về trong chiều 30 Tết.
Dưới đây là một số hình ảnh vẽ thư pháp, cắt giấy thủ công chuẩn bị đón Tết Tân mão của những lao động Bắc Giang tại Daegu, Hàn Quốc, trong chiều 30 Tết và một số hình ảnh đón Tết của người Việt trên khắp thế giới.

Dù xa quê nhưng những người con ở Bắc Giang vẫn chuẩn bị một cái Tết khá đầy đủ, với mâm cơm cúng, cành đào thắm, bánh chưng, câu đối đỏ…
 
Còn đây là hình ảnh đón Tết của các bạn sinh viên Việt tại Đại học Daegu, Hàn Quốc

Dù có ở xa Tổ quốc, xa người thân, xa bạn bè các lưu học sinh tại viện tiếng Nga Pushkin vẫn tự tổ chức cho mình một cái tết đầy ấm áp và yêu thương.

Các bạn tự đi chợ, tự mua đồ làm các món ăn đậm chất Việt Nam như: giò thủ, bánh chưng, xôi vò, hành muối,…tự làm cành mai, cành đào, viết câu đối
Tất cả đã xóa tan đi cái lạnh giá nơi xứ người, xóa tan đi nỗi nhớ nhà của những người con lần đầu xa quê.

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Triển lãm thư pháp lời thầy cô


TTO - “Lời thầy cô” là chủ đề cuộc triển lãm thư pháp chữ Việt khai mạc sáng nay (14-11) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1).
Hơn 50 tác phẩm thư pháp tại triển lãm được thể hiện trên nhiều chất liệu (giấy mỹ thuật, gỗ, mành tre…), ca ngợi công ơn thầy cô, những lời răn dạy, những bài học giá trị trong cuộc sống… Đây là tác phẩm của các thành viên CLB thư pháp Nét Việt (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) và CLB thư pháp Kiến Việt (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM).
Trong buổi khai mạc, khách tham quan có dịp tìm hiểu các thể chữ cơ bản trong thư pháp Việt và được các cây bút trẻ tặng chữ. Triển lãm kéo dài đến ngày 22-11-2009.



Triển lãm thư pháp “Lời thầy cô” mừng 20-11
TTO - “Lời thầy cô” là chủ đề cuộc triển lãm thư pháp chữ Việt khai mạc sáng nay (14-11) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1).
Hơn 50 tác phẩm thư pháp tại triển lãm được thể hiện trên nhiều chất liệu (giấy mỹ thuật, gỗ, mành tre…), ca ngợi công ơn thầy cô, những lời răn dạy, những bài học giá trị trong cuộc sống… Đây là tác phẩm của các thành viên CLB thư pháp Nét Việt (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) và CLB thư pháp Kiến Việt (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM).
Trong buổi khai mạc, khách tham quan có dịp tìm hiểu các thể chữ cơ bản trong thư pháp Việt và được các cây bút trẻ tặng chữ. Triển lãm kéo dài đến ngày 22-11-2009.



Giới thiệu năm thể chữ cơ bản của thư pháp Việt - Ảnh: Tr.Uyên



Khán giả trong ngày khai mạc triển lãm - Ảnh: Tr.Uyên 



Tặng chữ trong ngày khai mạc - Ảnh: Tr.Uyên



Ảnh: Tr.Uyên






Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ, sắc phong được xem như một loại văn chính thống của nhà nước phong kiến. Trải qua thời gian và bom đạn chiến tranh, hàng ngàn sắc phong vẫn được các làng quê và dòng họ VN nâng niu gìn giữ như một báu vật. Lý do vì sao?

Sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn triện của nhà vua mang nội dung công nhận có tính nhà nước, đồng thời thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã. Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ như chiếu, chỉ, hịch, văn bia, gia phả,… sắc phong được xem như một loại văn bản pháp quy chính thống của nhà nước phong kiến.

Dấu ấn quyền uy

Theo các nhà nghiên cứu, về cơ bản, sắc phong gồm có hai loại. Loại thứ nhất dùng để phong cấp, tưởng thưởng chức tước cho các công thần. Đây được xem là vật gia bảo và thường được cất giữ cẩn thận tại các gia đình hoặc nhà thờ họ. Hiện, những sắc phong này còn khá nhiều ở các dòng họ ở Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Thái Bình…



Sắc phong thành hoàng làng năm Minh Mạng 21.


Loại thứ hai là sắc phong thần cho các thần linh hoặc những bậc hiển thánh (thành hoàng làng), là tài sản chung của cả cộng đồng làng xã cho nên thường được cất giữ tại các đình, đền, miếu mạo. Rất nhiều đình, đền trong cả nước còn giữ được các bản sắc phong loại này.

Về hình thức, trên mỗi sắc phong đó, dấu ấn uy quyền của các vị vua cai trị được thể hiện khá rõ rệt. Chẳng hạn, giấy phong cho bách quan có 3 hạng thì hạng Nhất, xung quanh khung có vẽ 8 con rồng nhỏ, mặt trước vẽ một con rồng lớn, ẩn trong mây, gọi là Long ám, mặt sau vẽ hình Tứ linh (Long-Ly-Quy-Phượng); hạng Nhì, xung quanh khung vẽ mây hoặc họa tiết hồi văn, mặt trước vẽ một con rồng, mặt sau vẽ Nhị linh (hai con vật trong Tứ linh); hạng Ba, xung quanh in triện gấm, mặt trước vẽ một con rồng ở giữa và bốn góc in hình Ngũ tinh (Năm ngôi sao), mặt sau vẽ bầu rượu túi thơ.

Giấy phong cho bách thần cũng có 3 hạng, trong đó, Thượng đẳng thần xung quanh in triện hoa chanh, phía trước vẽ một con rồng, ở giữa in hình Ngũ tinh, bốn góc in hình Thất tinh, mặt sau vẽ hình Tứ linh; trung đẳng thần mặt trước giống như sắc Thượng đẳng thần, mặt sau vẽ Lá và Bầu rượu, giữa vẽ hai chữ Thọ liền nhau, gọi là song thọ; hạ đẳng thần mặt trước giống như hai hạng trên, mặt sau không vẽ.

Độc bản

Dòng họ nào có người được ban sắc phong, làng xã nào có thành hoàng được ban sắc là một vinh dự vô cùng to lớn, nghi lễ rước sắc phong vì thế cũng được tổ chức đặc biệt trang trọng. Theo sách Đại Phùng tổng khoán ước: “Sắc đưa về đến đình, chép thêm ra một bản, giống như bản chính (đều dùng giấy vàng mực đen, lấy người có chữ đẹp trong thôn viết đằng tả), rồi lập một hương án, đặt lên, vái 5 vái (thay thần tạ ơn vua). Sau đó, hóa bản sao đi, còn bản chính thì rước vào trong đình”. Chính vì thế, sắc phong nào chỉ cũng có duy nhất một bản.

Trong mỗi bản sắc phong, niên đại tuyệt đối đến tận ngày, tháng, năm. Niên đại của sắc phong được ghi ở cuối văn bản gồm niên đại triều vua ban sắc, tháng ngày ban sắc, chẳng hạn: Sùng Khang cửu niên thập nhất nguyệt sơ lục nhật (Ngày 6 tháng 11 năm Sùng Khang thứ chín, tức là năm 1574, dưới triều Mạc Mậu Hợp), hay: Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật (Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 tức là năm 1924 dưới triều vua Khải Định nhà Nguyễn).

Niên đại tuyệt đối chính xác là căn cứ để có để người đời sau có thể hiểu về phong cách mỹ thuật, thư thể của từng thời kỳ lịch sử.

Hiện, còn 2 đạo sắc phong được cho cổ nhất. Một đặt tại đền Quang Lang, thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thuỵ, (Thái Bính) với niên hiệu Hồng Đức 23 (1492) và Hồng Đức 28 (1497) dưới triều vua Lê Thánh Tông; một đăt ở đính Tử Dương, làng Tử Dương, (tên Nôm là làng Tìa), xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội) với niên hiệu Sùng Khang 9 (1574) dưới triều Mạc Mậu Hợp.




Sắc phong chức tước cho Trần Bá Hữu năm Cảnh Thịnh 9 (1801) ở Bình Định. Ảnh: thuhoavn.com



Được làm từ chất liệu quý

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sở dĩ các sắc phong tồn tại được đến ngày nay, dù trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều tác động của thiên nhiên và con người, là do được viết trên chất liệu giấy sắc hay còn gọi là giấy Nghè (vì được làm tại làng Nghè tên Nôm của làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội). Đây là một loại giấy được sản xuất bằng kỹ thuật cổ truyền đặc biệt để chuyên cung cấp cho triều đình sử dụng.

Loại giấy này quý trước hết là ở nguyên liệu dùng để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, có thể tồn tại hàng trăm năm mà không hề hư hỏng. Quý vì lẽ thứ hai: làm giấy sắc đòi hỏi rất nhiều công phu.

Theo bí quyết còn truyền lại ở làng Nghè, để xeo một tờ giấy sắc cho hàng Nhất phẩm thì phải có 5 người thợ cùng góp sức một lúc. Giấy để phong cho hàng phẩm cấp thấp hơn (tức là từ Nhị phẩm xuống tới Cửu phẩm), khổ giấy hẹp hơn, cũng phải cần tới 3 người. Đấy là công đoạn xeo giấy, phần vẽ giấy sắc mới là khâu tinh xảo nhất, công phu nhất, đòi hỏi tay nghề cao. Vẽ gồm hai công đoạn: Vẽ chạy và Vẽ đồ. Vẽ chạy là vẽ ra hình rồng mây, hình triện, hoa văn; việc này do những thợ giỏi thực hiện… Vẽ đồ là theo nét vẽ chạy mà tô kim nhũ, vàng bạc…

Trong khi tư liệu Hán Nôm ghi trên chất liệu giấy chỉ có niên đại từ thời Nguyễn trở về sau (từ 1802 đến nay), thì nhiều đạo sắc phong lại có niên đại thời Lê sơ, thời Mạc; vì thế, theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, sắc phong là một di sản quý của dân tộc và là nguồn tư liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nghiên cứu hơn nữa để phát huy tác dụng.




Nguồn : Vân Nhi - baodatviet.vn
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons