Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Tản Mạn về Thư Pháp Ngày Xuân

Tìm về thư pháp ngày xuân
Theo www.sggp.org.vn - 3 năm trước


Tặng nhau bài thơ, câu đối hoặc bức thư pháp ngày đầu xuân cùng những lời chúc phúc là điều mà người Việt hay làm. Sau thời gian dài trầm lắng, những tưởng cái thú chơi chữ, nghệ thuật thư pháp tại Việt Nam dần mai một. Nhưng vài năm trở lại đây, thú chơi này đang dần phát triển, khẳng định sức mạnh tiềm ẩn của một nét văn hoá Việt…

Thú chơi đang được phổ biến

Tìm về thư pháp ngày xuân
Tác phẩm" Hòn vọng phu"

Buổi tổng kết hoạt động Nhà Xuất bản Lao Động chi nhánh phía Nam năm 2006, ông Lê Huy Hoà (thường trực NXB Lao Động khu vực phía Nam) đã mời nhà nghiên cứu Hán - Nôm Phạm Hoàng Quân viết tặng mỗi khách mời một bức thư pháp và ý tưởng này đã nhận được nhiều sự hoan nghênh.

Đây không còn là trường hợp cá biệt khi nhiều đơn vị, công ty đã mời người viết tặng khách hàng, nhân viên một bức thư pháp thay cho món quà chúc mừng nhân dịp năm hết tết đến.

Vài năm nay, cứ dịp xuân về, nhiều điểm tại TPHCM đã trở thành nơi hội ngộ của các nghệ sĩ thư pháp như góc đường Trương Định – Điện Biên Phủ, Hội Hoa xuân TP hay tại Trung tâm Văn hoá quận 5… Lớn thì có những cụ 60-70 tuổi, trẻ thì có những cô cậu sinh viên chỉ độ đôi mươi, có người mặc quần tây áo sơ mi, cũng không ít người áo dài khăn đóng như những cụ đồ khi xưa. Thư pháp Hán có, Việt có, phong cách rất đa dạng và thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ vải, giấy, mảnh tre, thậm chí thư pháp cả trên những viên đá cuội… tất cả tạo nên bức tranh phong phú, thu hút nhiều người thưởng lãm, vừa đáp ứng nhu cầu người mua.



Lê Minh, người gần 5 năm “ngồi đồng” tại phố thư pháp Trương Định tâm sự: “Từ hồi học lớp 12, một lần tình cờ đi ngang qua đây, thấy hay nên ghé vào xem rồi đâm ra mê. Từ đó năm nào tôi cũng ghé từ 23 đến 30 tết…”. Học xong phổ thông, Minh thi vào Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM chuyên ngành Hán-Nôm để được thoả niềm đam mê của mình. Từ một người ngồi xem, nay Minh đã trở thành “ông đồ” trẻ. 10 năm về trước, nói đến thư pháp chữ Hán tại TPHCM người ta có thể kể tên những nghệ sĩ thư pháp nổi tiếng người như Trương Lộ, Huỳnh Tuần Bá, Lý Khắc Nhu, Lý Tùng Niên, Quan Tồn Chí, Trương Hán Minh… thì nay đã xuất hiện khá nhiều những “cây bút” trẻ.


Bên cạnh dòng chảy thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng ngày càng phát triển và được đông đảo giới trẻ hưởng ứng. Bạn Hà Hương Linh, sinh viên Đại học Kinh tế TPHCM, một “tín đồ” thư pháp tâm sự “So với thư pháp Hán, thư pháp quốc ngữ cũng tinh tế không kém, người viết tha hồ phóng bút, thả bút để thể hiện cái thần trong từng con chữ. Đặc biệt, đa số tác phẩm thư pháp quốc ngữ đều được trích từ ca dao, dân ca, dễ đọc dễ hiểu nên ai cũng có thể cảm được cái hồn của dân tộc”. Bởi thế, chỉ vài năm đã có hàng chục CLB thư pháp quốc ngữ với hàng trăm thành viên và nhiều học viên đang theo học và còn có gần 10 trang web giới thiệu các CLB thư pháp.

Chút hoài cổ…

Tìm về thư pháp ngày xuân
Phạm Hoàng Quân đang luyện chữ

Chơi chữ từng được ông cha ta xem là cái đạo, thờ chữ để rèn tâm, viết chữ để dưỡng tính, xin chữ chọn thầy, cho chữ chọn người… do đó không phải ai cũng đủ “bản lĩnh” bước chân vào chốn lắm công phu này. Thư pháp đem lại món ăn tinh thần, khơi dậy cái đẹp nội tâm, nuôi dưỡng và hình thành những nhân cách đẹp.

Xưa, thư pháp được xem là thú chơi của các cụ đồ nho, các bậc quân tử. Lịch sử Thư pháp Trung Hoa truyền lại đến hôm nay hàng trăm tấm gương luyện bút như Chung Diêu, Vương Hi Chi, Thích Trí Vĩnh, Lý Thế Dân… Họ là những người dám hy sinh cả một quãng đời để luyện bút, bút cùn quẳng lại thành gò, rửa bút nước ao thành mực. Như Vương Hi Chi mất 15 năm chỉ để luyện chữ Vĩnh (“dụng tâm thập ngũ niên, thuỷ công nhất vĩnh tự”), như Thích Trí Vĩnh, cháu 7 đời của Vương Hi Chi, lên chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm luyện thư pháp (“đăng lâu bất hạ tứ thập niên”)…

Đủ thấy rằng, để có được bút lực, chưa nói đến sở học, các nghệ sĩ thư pháp học đã tốn biết bao công phu khổ ải. Trung Quốc có một nền thư pháp lâu đời, không ngừng phát triển và nâng tầm thành nghệ thuật. Những người được xem là nghệ sĩ thư pháp đầu tiên của Việt Nam là Phạm Sư Mạnh, vua Lê Cảnh Hưng, Lê Thánh Tông, chúa Trịnh Sâm, Cao Bá Quát…

Với chữ quốc ngữ, khi xuất hiện ở Việt Nam đã có nhiều tác phẩm viết như rồng bay phượng múa, nhưng chưa được xem là thư pháp. Khoảng năm 1950, trào lưu thư pháp, tranh nổi bật với các nghệ nhân như Vũ Hối, Nam Giang. Đặc biệt, từ những bài thơ của Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương viết theo lối thư pháp khoảng những năm 1950 đã đánh dấu sự ra đời của Thư pháp quốc ngữ và Đông Hồ được xem là ông tổ của thư pháp quốc ngữ. Từ đây, thư pháp quốc ngữ như mạch ngầm lan toả vào đời sống người dân Việt.

CHIẾN DŨNG

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Đôi Điề về Bút Lông

nút dây (kết thằng 結繩 ) để ghi nhớ sự việc rồi sau mới đổi thành nét khắc vạch (thư khế 書契 ) trên thẻ tre (trúc giản 竹簡 ), xương thú (thú cốt 獸骨 ), mai rùa (quy giáp 龜甲), tiếp theo là thời kỳ dùng hình vẽ, ký hiệu. Sau cùng là chữ viết. Từ thời kỳ thư khế về sau, có lẽ đã bắt đầu xuất hiện một thứ văn cụ là tiền thân của cây bút lông ngày nay. Theo thuyết của Léon Wieger thì vào đời Tần, Trình Mạc 程邈 chế bút bằng que gỗ dập tưa ở đầu. Người ta chấm bút vào sơn đen rồi viết trên vải lụa. Về sau bút gỗ được cải tiến thành bút lông (mao bút).
Sự phát minh bút lông cũng như các văn cụ khác như mực (mặc 墨 ), giấy (chỉ 紙 ), nghiên mực (nghiễn 硯) mà người Trung Quốc quen gọi là văn phòng tứ bảo 文房四寶 giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá văn hóa, truyền thụ tri thức, sáng tạo nghệ thuật. Cây bút lông hoàn toàn khác hẳn dụng cụ viết ở các nước khác, bởi vì ở các nước khác có sự phân biệt rõ dụng cụ viết (bút) và dụng cụ vẽ (cọ) còn ở Trung Quốc thì không. Bút lông kiêm luôn hai chức năng viết và vẽ. Môn thư pháp (calligraphy) từ lâu vốn được xem là loại hình nghệ thuật đặc biệt. Thư pháp gia, tức nhà viết chữ đẹp, vẫn được coi trọng như họa gia.
Bút lông kiêm hai chức năng viết và vẽ. Một hoạ gia đang vẽ trúc.
Nói chung, người ta cho rằng Mông Điềm 蒙恬 (một đại tướng nhà Tần) chế tạo bút lông, Thái Luân 蔡倫 (đời Tiền Hán) chế tạo giấy và Hình Di 邢夷 (đời Hán) chế tạo mực. Trong quyển Thiên Tự Văn của Chu Hưng Tự có câu: «Điềm bút Luân chỉ.» 恬筆倫紙 (Mông Điềm tạo bút, Thái Luân tạo giấy). Thực ra, không phải Mông Điềm phát minh bút lông, bởi lẽ các cổ vật khai quật được – mà các nhà khảo cổ cho rằng có trước thời đại Mông Điềm trên ngàn năm – chứng tỏ cổ nhân đã biết dùng bút. Trên những mảnh xương trinh bốc (oracle bones) khai quật được tại An Dương (Hà Nam) có ghi những nét chữ do nét bút lông chứ không phải nét khắc vạch. Hơn nữa, trong Sử Ký của Tư Mã Thiên nơi tiểu truyện của Mông Điềm không có đề cập việc phát minh bút lông.
Trước đời Tần, cây bút lông gọi là duật 聿; sau đời Tần, chữ duật được thêm bộ trúc 竹 và gọi là bút 筆. Sự thay đổi này có ghi trong quyển Cổ Kim Chú 古今注: Thời xưa cây bút làm bằng gỗ, về sau cán bút bằng gỗ nhưng đầu có gắn búp lông. Lõi bút lông bằng lông nai và bọc bên ngoài bằng lông dê. Đến thời Mông Điềm, cán gỗ được thay bằng cán trúc và búp lông được làm bằng lông thỏ. Quyển Thuyết Văn Giải Tự có ghi: «Người nước Sở gọi nó là duật, người nước Ngô gọi là bất luật, người nước Yên gọi là phất, người nước Tần gọi là bút.» 楚謂之聿吳謂之不律燕謂之弗秦謂之�� � (Sở vị duật, Ngô nhân vị chi bất luật, Yên vị chi phất, Tần vị chi bút.)
Quyển Bút Kinh 筆經 của Vương Hi Chi 王羲之 (303-370) có nói đến việc các quan chức nhà Hán cống nạp triều đình lông thỏ để làm bút. Tác giả ngợi khen lông thỏ của nước Triệu là loại cực phẩm. Điều này cho thấy việc sử dụng bút lông thỏ rất được ưa chuộng và phổ biến vào đời Hán. Tuy tác giả không nói cán bút bằng vật liệu gì nhưng căn cứ trên mặt chữ, chữ duật được thay bằng chữ bút chứng tỏ việc lấy trúc làm cán bút quả là rất phổ biến vậy.

Hộp dụng cụ: Bút lông, thỏi mực, nghiên, cái gác bút, chén nhỏ đựng nước, ấn triện, chén sứ đựng son đóng dấu (ấn nê).
Vào khoảng năm 1970, các cây bút được khai quật tại Cam Túc được giám định có vào đời Hán, và hình dáng giống cây bút lông ngày nay. Trong Bảo Tàng Viện Hoàng Cung Quốc Gia (National Palace Museum) tại Đài Loan hiện đang bảo tồn một bộ sưu tập bút lông đời Thanh, trong đó có một số bút dùng trong triều Càn Long (1736-1795), lẽ đương nhiên đó là những cây bút thượng hảo hạng.
Hồ Châu là địa phương nổi tiếng về chế tạo bút. Khi chế tạo bút, người ta thường dùng lông thỏ, lông dê, lông *** sói hoặc kết hợp các thứ lông này theo một tỉ lệ tương xứng để bút có được những hiệu quả khác nhau. Cho đến nay, lông thỏ tốt nhất không đâu bằng Trung Sơn. Do độ cứng mềm của từng loại lông và do phạm vi sử dụng của bút, người ta phân biệt hai loại chánh: nhóm bút lông mềm (nhuyễn hào bút) và nhóm bút lông cứng (ngạnh hào bút). Mỗi nhóm gồm nhiều loại khác nhau và có đủ cỡ đại / trung / tiểu.
1. Nhóm bút lông mềm (nhuyễn bút 軟筆) chủ yếu làm bằng lông dê gồm có:
* Đề bút 提筆 (cũng gọi là đẩu bút 斗筆): loại bút cực lớn, các thư pháp gia thường dùng viết đại tự, các họa gia ít dùng.
* Bạch vân bút 白雲筆: bút làm bằng lông dê và một ít lông cứng. Sự tiện dụng của bút là tính cương nhu, có thể vẽ trên thục chỉ (giấy đã phèn rồi) hoặc trên lụa. Rất thích hợp vẽ những hoa mềm mại. Bút có ba cỡ.
* Nhiễm bút 染筆, Đài bút 苔筆, Trước sắc bút 著色筆: ba loại này làm bằng lông dê, dùng tô màu hay chấm những điểm rêu. Bút có ba cỡ.
* Bạch khuê bút 白圭筆: dùng vẽ đường nét trên lụa hoặc thục chỉ. Bút có ba cỡ.
* Bài bút 排筆: nhiều cây bút ghép lại như chiếc bè, dùng để quét những mảng màu lớn.
2. Nhóm bút lông cứng (ngạnh bút 硬筆) gồm có:
* Đề bút 提筆: bút cực lớn bằng lông cứng, người ta ít dùng.
* Lan trúc bút 蘭竹筆: bút bằng lông sói hoặc lông chồn (lông sói cứng hơn lông chồn một chút), dùng vẽ lan, trúc hoặc những nét thô lớn, cũng có thể dùng để vẽ nếp nhăn y phục. Bút có ba cỡ.
* Thư hoạ bút 書畫筆: bút được dùng nhiều nhất vì thích hợp viết chữ cũng như vẽ đủ loại: nhân vật, sơn thủy, hoa điểu. Bút có ba cỡ.
* Linh mao hoạ bút 翎毛畫筆: dùng vẽ lông chim. Bút có ba cỡ.
* Điểm mai bút 點梅筆, Diệp cân bút 葉筋筆, Lang khuê bút 狼圭筆, v.v...: nói chung đây là những bút nhỏ lông cứng bằng lông sói, dùng vẽ những đường nét nhỏ như điểm hoa mai, vẽ gân lá...
Phạm vi sử dụng bút cũng khác nhau: khi thấm màu hay tô màu dùng bút mềm lông dê, khi vẽ đường nét dùng bút cứng lông sói. Đối với giấy hay lụa tùy theo thô hay mịn mà dùng bút lông cứng hay mềm. Giấy vẽ có phèn rồi gọi là thục chỉ (giấy chín), giấy vẽ chưa phèn gọi là sinh chỉ (giấy sống.) Khi vẽ sinh chỉ dùng bút lông cứng khi vẽ thục chỉ dùng bút lông mềm. Đối với lụa, vì trước khi vẽ cần phải phèn qua nên theo nguyên tắc phải dùng bút lông mềm hoặc bút làm bằng cả hai thứ lông cứng và mềm gọi là kiêm hào bút.
Bút dùng lâu ngày trở nên tưa cùn gọi là thoái bút 退筆 mà ta không nên vất bỏ vì nó rất tuyệt diệu khi viết chữ thảo. Giới hội họa có câu: «Họa gia vô khí bút.» 畫家無棄筆(Người họa sĩ không bao giờ ném bỏ bút cũ). Một họa gia đời Thanh là Trách Lãng 迮朗 trong quyển Họa Sự Vi Ngôn 畫事微言 có nói: «Bút lông cứng để vẽ đường nét, bút lông mềm để tô màu, bút mới để vẽ những nét công phu tỉ mỉ (công bút), bút cũ để mô tả tượng trưng theo lối tả ý (ý bút), bút lông cứng để vẽ chi tiết, bút lông mềm để quét màu, bút lông cứng đầu nhọn để vẽ gân lá, bút cũ lông cứng để chấm những điểm rêu, bút lớn lông mềm để quét mực loãng, bút cũ lông mềm để quét những mảng màu nhạt mỏng.» 鉤勒用硬筆著色用軟筆工細用新筆寫�� �用退筆界畫用硬筆畫染用軟筆鉤筋用� ��尖筆點苔用硬退筆潑墨用大軟筆淡色 用軟退筆 (Câu lặc dụng ngạnh bút, trứ sắc dụng nhuyễn bút, công tế dụng tân bút, tả ý dụng thoái bút, giới họa dụng ngạnh bút, họa nhiễm dụng nhuyễn bút, câu cân dụng ngạnh tiêm bút, điểm đài dụng ngạnh thoái bút, bát mặc dụng đại nhuyễn bút, đạm sắc dụng nhuyễn thoái bút).
Kỹ thuật cầm bút cũng thay đổi khác nhau:


* Nếu chỉ viết chữ hoặc tỉa những đường nét nhỏ, mảnh, tỉ mỉ, cầm bút như sau: quản bút được giữ ở hai vị trí: a/ giữa đốt thứ nhất ngón trỏ và đầu ngón cái, b/ giữa hai đốt đầu của ngón giữa và áp út. (Xem hình 1)
* Nếu vị trí a cố định, thì vị trí b có thể di động tới lui với sự điều khiển của ngón giữa và ngón áp út. (Xem hình 2 và 3)
* Nếu vị trí a di động theo sự điều khiển của cánh tay, thì vị trí b có hai chuyển động: một là của riêng b, một là theo di động của a.
Như vậy ngọn bút di chuyển trên mặt giấy lụa vô cùng linh hoạt. Nếu đầu ngọn bút di động trên một diện tích tương đối nhỏ, ta vận động cổ tay. Nếu trên diện tích lớn, ta vận động cả cánh tay. Nếu chỉ để vẽ, cầm bút như sau: bút được giữ giữa đầu ngón cái và các đầu ngón còn lại. Lối cầm bút này rất tiện lợi vì đầu bút có thể di động theo mọi chiều hướng theo sự điều khiển của ngón tay, cổ tay và cánh tay, sự ảo diệu của lối cầm bút này là nó có thể biến thể như hình sau: Lối cầm bút như vậy gần giống lối cầm thứ nhất nhưng hiệu quả cao hơn vì bút có thể đứng, nghiêng, nằm. Đặc biệt ở thế nằm, búp lông có hai chuyển động: hoặc theo chiều dọc thân bút (a) hoặc tạt hai bên (b). (Hình 4) Nếu lông bút hơi khô mực hay khô màu, nó thể hiện được những vết rạn nứt như sớ gỗ, sớ đá, rất thích hợp để vẽ thân cây, núi và đá.
Ngoài ra, vị trí bàn tay trên cán bút cũng tạo hiệu quả khác nhau vì bàn tay gần búp lông và bàn tay ở cuối cán bút tạo những lực mạnh yếu khác nhau.







Trong cách vận dụng bút, người ta thường dùng những thuật ngữ như: Ức 抑 (nhấn xuống), dương 揚 (nâng lên), đốn 頓 (dè dặt), tỏa 挫 (hạ xuống), trì 遲 (chậm trễ), tốc 速 (nhanh), hoãn 緩 (thong thả), khẩn 緊 (gấp gáp), khinh 輕 (nhẹ tay), trọng 重 (nặng, mạnh tay), lập 立 (bút đứng thẳng), ngọa 臥 (bút nằm), sát 擦 (chà quét), điểm 點 (chấm bút), nhiễm 染 (tô màu)... Những hiệu quả tạo ra như: Thoán 皴 (tạo vết răn nứt), can 干 (khô), thấp 濕 (ướt át), nồng 濃 (đậm đà), đạm 淡 (nhạt), nhung 茸 (mơn mởn như chồi non), trám (chấm giọt), thực 實 (thực), hư 虛 (hư ảo), tiêm (nhọn), thốc 禿 (trơ trụi), tàng 藏 (ẩn kín), lộ 露 (phơi bày), thô 粗 (thô), tế 細 (nhỏ, mảnh mai), nhuyễn 軟 (mềm), ngạnh 硬 (cứng), âm 陰 (tối), dương 陽 (sáng), hướng 向 (tới), bối 背 (sau lưng), hậu 厚 (dày), bạc 薄 (mỏng)...
Một khái niệm khác khi chấp bút đó là khí bút. Tô Đông Pha, một nhà thi họa và chính khách đời Tống, có lần tán thưởng thư pháp của Nhược Quỳ: «Chữ viết tiêu sơ như mưa bay, phát tán một cách tự nhiên mà không chút nào cẩu thả.» Rõ ràng chỉ khi nào người nghệ sĩ hoàn toàn đắm mình trong sự sáng tạo nghệ thuật thì mới đạt được hiệu quả này. Có thể gọi đây là hiện tượng cảm ứng. Người viết cảm được sự biến động của tự dạng trong tâm. Khi sự cảm nhận này hội đủ rồi thì người nghệ sĩ cầm bút viết ngay một cách đúng mực và thông suốt không đứt đoạn. Thần khí của chữ phóng phát từ tâm tư ứng hiện lên mặt giấy. Nét bút trở nên sống động, linh hoạt và có thần khí. Ta có thể lấy ẩn dụ ngón tay chỉ trăng: Người sơ cơ phải lệ thuộc vào văn cụ, dẫu có công phu, nét bút có thể đẹp nhưng không có thần vì thần khí chỉ trụ ở ngón tay. Còn đối với người lão luyện, ngọn bút như một bộ phận thân thể nối liền với bàn tay. Trong con mắt người nghệ sĩ bậc thầy, không có «ngón tay», chỉ có «mặt trăng» mà thôi. Nghĩa là không ngọn bút, chỉ có cái thần khí của chữ hiển hiện trên giấy, lụa.
Đại sư D.T. Suzuki có đề cập vấn đề này ở bài luận về Zen và hội họa, trong quyển Zen Buddhism: «Một nét khu biệt khác của mặc họa (Sumiye) chính là sự nỗ lực chụp bắt cái Thần đang lúc nó vận động. Vạn vật luôn vận hành, không có gì tĩnh lặng trong bản chất của nó. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang giữ yên được nó thì nó trượt khỏi tay bạn rồi. Bởi vì trong cái khoảnh khắc mà bạn giữ nó, nó không còn sự sống nữa. Nó đã chết. Nhưng mặc họa cố gắng bắt giữ sự vật cùng với sức sống của nó, một điều cơ hồ không thể đạt được. Vâng, sự nỗ lực của người nghệ sĩ muốn thể hiện một vật thể sống động trên trang giấy dường như bất khả thi, nhưng người nghệ sĩ có thể đạt được ý muốn này ở một giới hạn nào đó nếu mỗi nét bút đều phóng phát trực tiếp từ cái thần khí nội tại, không bị ngoại giới và tạp niệm ngăn trở. Trong trường hợp này ngọn bút chính là cánh tay vươn dài ra. Hơn thế nữa, nó chính là Thần khí của nghệ, sĩ, thần khí này ứng hiện trong từng nét bút trên mặt giấy. Khi hoàn tất, bức mặc họa chính là một thực thể sống, hoàn bị và không hề là bản sao của bất kỳ sự vật nào.»

Cây bút lông, một nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Trung Quốc, suốt mấy ngàn năm phát triển từ một que gỗ thô sơ thành một cây bút lông xinh xắn ảo dụng, đã chứng tỏ óc thông minh sáng tạo của dân tộc này. Các nước đồng văn hóa với Trung Quốc như Việt Nam, Nhật, Triều Tiên cũng từng sử dụng bút lông. Nhưng trong thời đại tân tiến hiện nay, có nhiều loại bút khác tiện lợi hơn đã thay thế bút lông. Cây bút lông chỉ còn đắc dụng trong lĩnh vực nghệ thuật như thư pháp và hội họa mà thôi. ●

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Những Bức Thư Pháp tuyệt đẹp

Thư Pháp Khung Kính Sang Trọng









mở rộng tâm ra lòng thanh thản/ An nhiên tự tại đời thong dong
đã biết là vô thường/ sao lại còn phiền não


thư pháp chữ Phúc

Thuận buồn xuôi gió

an cư lạc nghiệp












Những bức thư Pháp Đẹp, Quá Đẹp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons