Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Năm thể chữ chính trong Thư Pháp Việt

Theo chúng tôi, nghệ thuật thư pháp đương đại Việt Nam có thể được chia ra làm năm thể loại chính như sau:

ĐIỀN THỀ, THUỶ THỂ, MỘC THỂ, PHONG THỂ VÀ BIẾN THỂ:a. Điền thể: Là lối chữ mô phỏng theo chữ viết Trung Hoa, xuất hiện từ thời chữ quốc ngữ bắt đầu phổ biến và được dùng nhiều trong việc trang trí các đền chùa và miếu…Chữ được viết có sắp xếp gọn trong bố cục hình vuông hay tròn và phân bổ theo chiều dọc và ngang đều như những thuở ruộng (theo phong cách chữ Hán).

b. Thuỷ thể: Đây cũng là một dạng chữ mô phỏng theo chữ Trung Hoa, các nét trong một chữ không viết thành hàng ngang theo nguyên tắc viết chữ quốc ngữ thông thường, mà được viết theo chiều dọc từ trên xuống như dáng một thác nước đang tuôn chảy. 
c. Mộc thể: Là kiểu chữ được viết chân phương mộc mạc, đơn giản, dễ nhìn, tốc độ vừa phải. Kết hợp từ các đường nét cơ bản lại với nhau một cách nghiêm túc chuẩn mực. Đây là lối chữ thích hợp cho những người mới vào học viết thư pháp. Lối chữ này thường được dùng để viết những nội dung mang tính chất nghiêm túc trang trọng và dễ truyền tải nội dung đến người thuởng lãm.
d. Phong thể: Là lối chữ viết nhanh, trôi chảy, không ngập ngừng, như một cơn gió thoảng qua. Các nét được nối với nhau liên tục, ngọn bút hạn chế nhấc lên khỏi mặt giấy. nét chữ mang tính nghệ thuật cao chứa nhiều cảm xúc nhưng gọn gàng, nghiêm túc và dễ đọc hơn biến thể.
e. Biến thể: Là loại chữ viết mang đậm cá tính, ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, vận bút nhanh, đường nét trôi chảy không ngập ngừng tính toán. Lối chữ này sử dụng nhiều kỹ pháp liên bút. Ngọn bút hạn chế nhấc lên khỏi mặt giấy tối đa. Chính vì các nét được nối liên tục với nhau, chữ này đôi khi lại nối sang chữ kia nên dễ gây nhầm lẫn và khó đọc hơn các thể chữ khác.
Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

TÂM NHẪN SỐNG PHÚC

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Tìm Đối Tác phân phối mặt hàng Thư Pháp

CỬA HÀNG THƯ PHÁP ĐẶNG HÒA
Kính chào quý khách  
 
 

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Dưỡng sinh bằng thư pháp







Rèn luyện bằng thư pháp là phương thức có khả năng khơi dậy những tình cảm trong sáng và lành mạnh, loại bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và nhỏ nhen, khiến cho tâm hồn được cởi mở và khai thái. Thư pháp vừa bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ lại vừa được tạo điều kiện hưởng thụ về nghệ thuật, từ đó mà tạo nên hiệu quả cao trong việc rèn luyện tâm tình, tu thân dưỡng tính.

Viết thư pháp cũng như điều tâm trong luyện khí công

Ngày xuân kiên trì tập trung tâm trí viết thư pháp, chẳng những trong lòng cảm thấy khoan khoái mà còn có ích cho việc bình ổn tình cảm và điều hoà khí huyết. Có được điều đó là vì trước khi bắt tay vào viết thư pháp người ta bao giờ cũng phải tìm hiểu học tập, quan sát rất kĩ chữ mẫu để tìm ra những nét đặc trưng chủ yếu của con chữ, điều này chẳng khác nào việc điều tâm trong khi luyện tập khí công nhờ đó mà tâm khí được cân bằng. Lấy thư pháp truyền thống làm ví dụ, chữ lệ thư chắc khoẻ khiến cho con người ta tâm tính trở nên hiền hoà, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp, suy nhược thần kinh...Chữ khải thư chân phương và thanh tú, rất thích hợp với người hay xốc nổi, tâm trạng dễ xao động, rối bời. Lối chữ thảo lại khiến con người ta hăng hái, tinh thần trở nên phấn chấn, nét bút thanh thoát, thoải mái, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái hư cái thực, nét sổ như sao băng quét sạch tàn vân, nét chấm như đá lở, nét phẩy như sừng con tê, nét mác tựa mũi tên bật khỏi dây cung, biến hoá khôn lường, lại có thể khêu gợi những linh cảm, hết sức thích hợp với những người tình cảm bị ức chế, uất ức và ốm yếu lâu ngày.

Trước khi bắt tay vào viết, tư thế cần phải chính xác như thể người luyện khí công điều thân. Khi ngồi, đầu phải ngay ngắn, hai vai cân đối, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn chân đặt vững chãi trên mặt đất. Có vậy mới dốc được tinh lực toàn thân, ánh mắt luôn chuyển động giữa cây bút và nét chữ, hơi thở đều, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay được vận dụng một cách hết sức linh hoạt, khiến cho khí huyết toàn thân được khơi thông một cách tự nhiên, công năng các bộ phận trong cơ thể được điều hoà cân đối mà không bị khô cứng, chức năng vỏ não và hệ thần kinh thực vật được cải thiện, lưu lượng tuần hoàn máu được gia tăng khiến cho quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những vùng sử dụng hệ thống chữ la tinh như Anh và Mỹ, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh quên chữ là rất cao, song ngược lại, ở những vùng dùng chữ tượng hình như chữ Hán, căn bệnh này lại rất hiếm gặp. Điều đó không phải không có quan hệ trực tiếp đến việc nhận mặt những con chữ đã được hình tượng hóa, từ đó có thể thấy ý nghĩa đặc biệt của thư pháp đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho hệ thống thần kinh trung ương.

Viết thư pháp.

Viết thư pháp là đan xen giữa động và tĩnh

Viết thư pháp cũng giống như việc xem sách báo hay viết chữ, đều là những hoạt động có ích đan xen nhau giữa động và tĩnh. Người cầm bút viết thư pháp cũng giống như họa sĩ thường gửi gắm tâm hồn mình vào núi cao sông dài, hoa thơm cỏ lạ, chim bay thú chạy... muôn vật trong trời đất không thứ gì không lọt vào tâm can. Có thể nói, linh khí của đất trời sông núi, hồn sống của muôn loài sẽ dung dưỡng cho thể xác và tâm hồn nhờ đó mà giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và trường thọ. Vẽ tranh ngày xuân lại càng thêm lạc thú, giữa sinh khí ngày xuân phơi phới, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở, đi dạo thong thả ngắm trời ngắm đất, ngắm cảnh ngắm người rồi trở về nhà, ngồi tĩnh lặng trong thư phòng, hồi tưởng lại những gì đã thấy, lựa chọn thứ tâm đắc nhất, cấu tứ mà hình thành bức tranh sao cho có thần, có ý rồi trong lúc tâm hồn trào dâng, vung bút quết màu mà viết một mạch thành chữ. Cũng giống như trong tập luyện khí công, thư họa, thư pháp cũng chú trọng điều tâm, điều tức và điều hình. Chính vì vậy mà các nhà đại thư pháp từ xưa đến nay bao giờ cũng rất cao thọ. Cái gọi là điều tâm tức là trước khi thư họa phải tiến hành cấu tứ nghệ thuật, trong cấu tứ thì phải tĩnh tâm, vứt bỏ những ý nghĩ vơ vẩn, chỉ tâm niệm vào một điều khiến cho tâm tưởng trở về với tự nhiên; điều tức nghĩa là phải điều hoà nhịp thở, hô hấp đều đặn, bình ổn từ đó mới có thể viết và vẽ được; điều hình, nghĩa là phải chú trọng tư thế khi viết chữ. Thư pháp trong tĩnh có động, động qui về tĩnh, tĩnh qui về động, quả thật rất có ích đối với tâm hồn và thể xác con người.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons