Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Dưỡng sinh bằng thư pháp 0

Rèn luyện bằng thư pháp là phương thức có khả năng khơi dậy những tình cảm trong sáng và lành mạnh, loại bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và nhỏ nhen, khiến cho tâm hồn được cởi mở và khai thái. Thư pháp vừa bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ lại vừa được tạo điều kiện hưởng thụ về nghệ thuật, từ đó mà tạo nên hiệu quả cao trong việc rèn luyện tâm tình, tu thân dưỡng tính.
Viết thư pháp cũng như điều tâm trong luyện khí công

Ngày xuân kiên trì tập trung tâm trí viết thư pháp, chẳng những trong lòng cảm thấy khoan khoái mà còn có ích cho việc bình ổn tình cảm và điều hoà khí huyết. Có được điều đó là vì trước khi bắt tay vào viết thư pháp người ta bao giờ cũng phải tìm hiểu học tập, quan sát rất kĩ chữ mẫu để tìm ra những nét đặc trưng chủ yếu của con chữ, điều này  chẳng khác nào việc điều tâm trong khi luyện tập khí công nhờ đó mà tâm khí được cân bằng. Lấy thư pháp truyền thống làm ví dụ, chữ lệ thư chắc khoẻ khiến cho con người ta tâm tính trở nên hiền hoà, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp, suy nhược thần kinh...Chữ khải thư chân phương và thanh tú, rất thích hợp với người hay xốc nổi, tâm trạng dễ xao động, rối bời. Lối chữ thảo lại khiến con người ta hăng hái, tinh thần trở nên phấn chấn, nét bút thanh thoát, thoải mái, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái hư cái thực, nét sổ như sao băng quét sạch tàn vân, nét chấm như đá lở, nét phẩy như sừng con tê, nét mác tựa mũi tên bật khỏi dây cung, biến hoá khôn lường, lại có thể khêu gợi những linh cảm, hết sức thích hợp với những người tình cảm bị ức chế, uất ức và ốm yếu lâu ngày.
Trước khi bắt tay vào viết, tư thế cần phải chính xác như thể người luyện khí công  điều thân. Khi ngồi, đầu phải ngay ngắn, hai vai cân đối, ngực ưỡn lưng thẳng, hai bàn chân đặt vững chãi trên mặt đất. Có vậy mới dốc được tinh lực toàn thân, ánh mắt luôn chuyển động giữa cây bút và nét chữ, hơi thở đều, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay được vận dụng một cách hết sức linh hoạt, khiến cho khí huyết toàn thân được khơi thông một cách tự nhiên, công năng các bộ phận trong cơ thể được điều hoà cân đối mà không bị khô cứng, chức năng vỏ não và hệ thần kinh thực vật được cải thiện, lưu lượng tuần hoàn máu được gia tăng khiến cho quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những vùng sử dụng hệ thống chữ la tinh như Anh và Mỹ, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh quên chữ là rất cao, song ngược lại, ở những vùng dùng chữ tượng hình như chữ Hán, căn bệnh này lại rất hiếm gặp. Điều đó không phải không có quan hệ trực tiếp đến việc nhận mặt những con chữ đã được hình tượng hóa, từ đó có thể thấy  ý nghĩa đặc biệt của thư pháp đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho hệ thống thần kinh trung ương.



 Viết thư pháp.
Viết thư pháp là đan xen giữa động và tĩnhViết thư pháp cũng giống như việc xem sách báo hay viết chữ, đều là những hoạt động có ích đan xen nhau giữa động và tĩnh. Người cầm bút viết thư pháp cũng giống như họa sĩ thường gửi gắm tâm hồn mình vào núi cao sông dài, hoa thơm cỏ lạ, chim bay thú chạy... muôn vật trong trời đất không thứ gì không lọt vào tâm can. Có thể nói, linh khí của đất trời sông núi, hồn sống của muôn loài sẽ dung dưỡng cho thể xác và tâm hồn nhờ đó mà giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và trường thọ. Vẽ tranh ngày xuân lại càng thêm lạc thú, giữa sinh khí ngày xuân phơi phới, vạn vật sinh sôi, muôn hoa đua nở, đi dạo thong thả ngắm trời ngắm đất, ngắm cảnh ngắm người rồi trở về nhà, ngồi tĩnh lặng trong thư phòng, hồi tưởng lại những gì đã thấy, lựa chọn thứ tâm đắc nhất, cấu tứ mà hình thành bức tranh sao cho có thần, có ý  rồi trong lúc tâm hồn trào dâng, vung bút quết màu mà viết một mạch thành chữ. Cũng giống như trong tập luyện khí công, thư họa, thư pháp cũng chú trọng điều tâm, điều tức và điều hình. Chính vì vậy mà các nhà đại thư pháp từ xưa đến nay bao giờ cũng rất cao thọ. Cái gọi là điều tâm tức là trước khi thư họa phải tiến hành cấu tứ nghệ thuật, trong cấu tứ thì phải tĩnh tâm, vứt bỏ những ý nghĩ vơ vẩn, chỉ tâm niệm vào một điều khiến cho tâm tưởng trở về với tự nhiên; điều tức nghĩa là phải điều hoà nhịp thở, hô hấp đều đặn, bình ổn từ đó mới có thể viết và vẽ được; điều hình, nghĩa là phải chú trọng tư thế khi viết chữ. Thư pháp trong tĩnh có động, động qui về tĩnh, tĩnh qui về động, quả thật rất có ích đối với tâm hồn và thể xác con người.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

“Thư pháp” Tết ở Daegu, Hàn Quốc


“Thư pháp” Tết ở Daegu, Hàn Quốc


Bài viết cập nhật lúc: 09:23 ngày 07/02/2011 Hòa chung không khí đón Tết của dân tộc, những người con Bắc Giang xa quê ở Daegu, Hàn Quốc, đã tự sáng tác và vẽ thư pháp, đón xuân về trong chiều 30 Tết.
Dưới đây là một số hình ảnh vẽ thư pháp, cắt giấy thủ công chuẩn bị đón Tết Tân mão của những lao động Bắc Giang tại Daegu, Hàn Quốc, trong chiều 30 Tết và một số hình ảnh đón Tết của người Việt trên khắp thế giới.

Dù xa quê nhưng những người con ở Bắc Giang vẫn chuẩn bị một cái Tết khá đầy đủ, với mâm cơm cúng, cành đào thắm, bánh chưng, câu đối đỏ…
 
Còn đây là hình ảnh đón Tết của các bạn sinh viên Việt tại Đại học Daegu, Hàn Quốc

Dù có ở xa Tổ quốc, xa người thân, xa bạn bè các lưu học sinh tại viện tiếng Nga Pushkin vẫn tự tổ chức cho mình một cái tết đầy ấm áp và yêu thương.

Các bạn tự đi chợ, tự mua đồ làm các món ăn đậm chất Việt Nam như: giò thủ, bánh chưng, xôi vò, hành muối,…tự làm cành mai, cành đào, viết câu đối
Tất cả đã xóa tan đi cái lạnh giá nơi xứ người, xóa tan đi nỗi nhớ nhà của những người con lần đầu xa quê.

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

một số câu thư pháp chủ để Mùa Xuân



XUÂN MÙA
1.                  Chúc mừng năm mới
2.                  Mã đáo thành công.
3.                  An khang thịnh vượng.
4.                  Vạn sự như ý.
5.                  Đắc lộc toàn gia.
6.                  Phúc lộc thọ toàn.
7.                  Tân gia tấn phúc.
8.                  Lộc tài vô tận.
9.                  Tấn tài tấn lộc.
10.              Cát tường như ý.
11.              Ngũ phúc lâm môn
12.              Mai và tung cánh đón xuân sang
13.              Lan vờn cánh gió ngóng tình quân
14.              Cúc khẽ nghiêng mình đùa nắng sớm
15.              Trúc xinh vững chãi chốn hồng trần

16.              Phúc lai miên thế trạch
Lộc mãn trấn gia thanh.
(Phúc dâng tràn mọi nẻo
Lộc thơm ngát cửa nhà).

17.              Phúc như Đông Hải
Thọ tỷ Nam Sơn.

18.              Minh niên tăng vạn lộc
Xuân nhật tập thiên tường.
(Năm mới tăng vạn lộc
Ngày Xuân góp nghìn may).

19.              Lộc không ngoài vòng nhân quả.

20.              Phúc: như đông hải mãi trường lưu.
Lộc: tấn vinh hoa phú quý sinh.
Thọ: tỷ nam sơn tùng bách lão.

21.              Tài trí cát tường và đức hạnh
Kinh doanh phát lộc phát tài nhanh.

22.              Đa lộc đa tài đa phú quý
Đắc thời đắc lợi đắc nhân tâm.

23.              Phúc sinh phú quý gia đình thịnh
Lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng.

24.              Phúc mãn đường niên tăng phú quý
Đức lưu quang nhật tiến vinh hoa.

25.              Phúc đầy nhà năm thêm giàu có
Đức ngập tràn ngày một vinh hoa.

26.              Phúc do thiên địa nhân do tâm
Đức tại tổ tiên tu tại ngã.

27.              Xuân an khang thịnh vượng
Niên phúc thọ miên trường.

28.              Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu hưởng bình an.

29.              Chúc tết đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.

30.              Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật.

31.              Mùa xuân hoa nở khắp quê hương
Phúc đức an khang đến mọi nhà.

32.              Tân niên tên phúc tân phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn bình an.

33.              Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc
Đời vui sức khỏe tết an khang.

34.              Từ em xuân đã trong tôi bốn mùa.

35.              Tân niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật.

36.              Chúc têt đến trăm điều như ý
Mừng xuân sang vạn sự thành công.

37.              Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu sống bình an.

38.              Mùa xuân hoa nở khắp quê hương
Phúc đức an khang đến mọi nhà.

39.              Ngày xuân hạnh phúc bình an đến
Năm mới vinh hoa phú quý về.

40.              Xuân bao nhiêu tuổi xuân già
Em bao nhiêu tuổi vẫn là của anh.

41.              Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ
Chợt thấy hoa mai mới biết là.

42.              Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai

43.              Phúc Lộc Thọ tam tinh cùng chiếu
Thiên Địa Nhân nhất thể đồng xuân.

44.              Người trồng cây kiểng người chơi
Ta trồng cây đức để đời mai sau.

45.              Xuân đáo bình an tài lộc tiến
Mai khai phú quý lộc quyền lai.

46.              Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường.

47.              Trời thêm năm tháng người thêm tuổi
Xuân khắp đất trời phúc khắp nhà.

48.              Chở mai về phố mai hóa bướm
Gánh chữ vào xuân xuân hóa mây.

49.              Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai.

50.              Nghĩa tổ muôn xuân xanh biếc lộc
Tình nhà vạn tết thắm tươi hoa.

51.              Mai Đào nở khắp quê nhà
An khang thịnh vượng món quà chúc xuân.

52.              Nhị vàng đua nở xum xuê
Khách thiền đâu bận xuân về hay chưa.

53.              Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên.

54.              Mã đáo Đào khai hương bất tận
            Ngọ lai Mai khởi sắc vô cùng.

55.              Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh
Hoa mai đâu dễ tỏa mùi hương.

56.              Sinh ý hưng long thông tứ hải
Tài nguyên mậu thịnh đạt tam giang.
(buôn bán hưng thịnh thông bốn biển
Tài nguyên phồn thịnh nối ba sông).

57.              Trước thềm năm mới xuân lơ lửng
Bát ngát tình xuân ý tuyệt vời.

58.              Tài như hiển nhật đằng vân khởi
Lộc tựa xuân trào đái vũ lai.

59.              Cung chúc an khang toàn gia thịnh
Vạn kỷ niên xuân ý cát tường

60.              Xuân qua lại ngỡ xuân tàn
Hoa dù rụng nở vẫn hoàn tiết xuân.

61.              Vinh hoa phú quý niên trường thọ
Tài lộc an khang tuế cát tường.

62.              Trúc báo bình an toàn gia thịnh
Mai khai phú quý khắp nhà xuân.

63.              Bình an trúc lớn nghìn năm biếc
Phú quý nở hoa một đoá hồng.

64.              Ngày xuân xanh khe khắc vô tình qua
Nhưng lòng xuân muôn thuở vẫn không già.

65.              Xuân đa tiết khách
Hạ bảo bình an
Thu tấn vinh hoa
Đông nghinh bá phúc.

66.              Mai gọi xuân về lan chịu hạ
Cúc tin thu tới trúc nhờn đông.

67.              Sắc cầm hảo hiệp câu mai trúc
Vĩnh kết đồng tâm chữ đá vàng.

68.              Bóng trúc qua song hương vào cửa sổ
Anh xuân đưa mộng thu nguyệt ấm lòng.

69.              Sống ngày nay biết ngày nay
Còn thu xuân trước ai hay làm gì?

70.              Chào xuân mới nơi nơi đầy bí ẩn
Gặp thời hay chốn chốn rộ hoa thơm.

71.              Thu tới đầy non chen vẻ đẹp
Xuân về khắp chốn ngát hoa thơm.

72.              Vi nhơn hoà khí sinh vô hạnh
Xử sự công bình lộc tự nhiên.

73.              Gió trêu sột soạt tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

74.              Tình xuân xưa vẫn chứa chan
Mùa xuân nay vẫn ngập tràn niềm vui.

75.              Nở sắc hoàng mai chiều nguyệt tận
Tươi màu thủy trúc sáng tân xuân.

76.              Chim hót chào xuân thơ khởi sắc
Hoa cười đón tết bút giang hương.

77.              Nhất nhất thái hòa chân phú quý
Mãn môn xuân sắc thị vinh huê.
(Một nhà yên vui đích thực giàu sang
Sắc Xuân đầy cửa chính thật vinh hoa)
78.              Nhất môn thiên tứ bình an phước
Tứ hải nhân đồng phú quý Xuân.
79.              Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai.

80.              Đi trong muôn sắc ngay xuân
Đưa hoa lạc bước phố gần phố xa
Ngẩn ngơ quên chẳng mua hoa
Người đi ngắm cảnh cho ta ngắm người.
(Chợ hoa –Vũ Đình Hanh)
81.              Sớm nay chồi biếc vươn trời
Múa xuân chim én gọi người cùng bay.
(Chim Én Gọi Người-Cao Quảng Văn)

Rẽ mây xuống chợ phiên này
Gập ghềnh vó ngựa chở đầy mưa Xuân.
                 (Nguyễn Thị Minh Thông)
82.              Hoa thả hương vào thời gian
Cho mùa Xuân thơm nức
Hoa thả hương vào ký ức
Để mùa Xuân bâng khuâng.
(Hoàng Mai Hoa – Phạm Phát)
83.              Chợt nghe tiếng gió đêm trừ tịch
Ta hỏi lòng Xuân nghĩ ngợi gì
Xuân cười hữu hạn Xuân không tuổi
Xuân đến rồi Xuân vội vã đi.
Thời gian rũ áo không quay lại
Bảng lảng nghìn năm sương khói ơi.
                            (Dương Kỳ Anh)
84.              Vẫn quên, vẫn nhớ, vẫn bâng khuâng
Một chút tình xa, chút mộng gần
Vẫn say men rượu chiều dang dở
Ấy vẫn ta còn một chút xuân.
                               (Hồng Hải)
85.              Tương kiến thời nan biệt diệc nan
Đông phong vô lực bách hoa tàn
Xuân tàm đáo tử ti phương tận
Lạp chúc thành hôi lệ thủy can.
                                 (Lý Thương Ẩn)
86.              Khi em cuốc phố trồng hoa mới
Thì mẹ nghiêng vai ghánh Tết về.
                               (Võ Minh Trang)
87.              Muôn sắc ngàn hồng đua rực rỡ
Hoa Xuân như hứa nở vì ai.
                           (Thiền sư Mãn Giác)
88.              Là Tết-là Xuân-là Phúc lạc
Ý mừng năm mới khắp non song
Hành tinh hòa điệu tình huynh đệ
Mỗi đóa thư trao, một đáo hồng

89.              Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

90.              Mai vàng vừa hé nụ
Xuân đến hôn nhẹ nhàng
Hoa cười tươi sắc nắng
Đón chào mùa xuân sang.

91.              Xuân đi hoa vẫn nở
Xuân ở hoa vẫn rơi
Bận lòng chi rơi nở
Tự tại thả thuyền chơi.

92.              Xuân mãi là xuân muôn thưở đó
Mừng xuân vui đón buổi hôm nay
Men xuân ngào ngạt hương nồng vị
Chưa nhấp mà như chếch nhoáng say

93.              Nắng ấm ngày xuân sưởi ấm lòng
Mộng tình ai ấp ủ chờ mong
Trời lên khúc nhạc tình êm ái
Chung điệu tình ca giữa núi sông.

một số câu thư pháp chủ để Tình Yêu

THƯ PHÁP CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU


1.                  Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

2.                  Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau.

3.                  Sớm vọng mặt đất thương xanh núi
Chiều lộng chân mây nhớ tím trời.

4.                  Tôi đi tìm cái nửa của tôi
Sao tìm mãi đến giờ không thấy.

5.                  Tìm em tìm hết cuộc đời
Mà sao em cứ để tôi mãi tìm.

6.                  Yêu nhau một phút cũng đành
Miễn là phút ây chân thành yêu nhau.

7.                  Em là sóng xin đừng như sóng
Dội vào bờ xin chớ ngược ra khơi.

8.                  Hồn em là hoa cỏ may
Một chiều cả gió bám đầy áo anh.

9.                  Tình yêu là món quà quý giá nhất mà con người nhận được của nhau.

10.              Ta yêu em chưa bao giờ một lần
Yêu em vì chỉ biết đó là em.

11.              Và ta biết một điều thật giản dị
Càng xa em ta càng thấy yêu em.

12.              Đường đời ngắn tựa bài ca
Giang sơn dâu bể cho ta hiểu mình.

13.              Biển cứ cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn.

14.              Gió đâu là soi mà vách phải mòn
Em đâu là chiều mà nhuộm anh đến tím.

15.              Ta sẽ đợi nghe đời em nói mãi
Bên đời ai vẫn đợi vẫn mong chờ.

16.              Đời người con gái hai màu áo
Trắng ngây thơ và tím buổi chiều.

17.              Chuyện mười năm biết có thành dĩ vãng
Cũng như ta chưa chắc đã quên người.

18.              Ta cứ sợ trái tim người con gái
Yêu say mê quên lãng cũng say mê.

19.              Từ nay tôi đã có người
Có em đi đứng bên đời líu lo.

20.              Tình yêu là khi nhìn vào mắt ai đó, bạn sẽ hiểu cả tâm hồn họ.

21.              Muốn biết tình yêu là gì ?
Thì phài biết sống cho người khác
Sống cho người khác chính là yêu.

22.              Không có gì cao quý và đáng trân trọng hơn lòng chung thủy.

23.              Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên

24.              Anh sẽ trầm luân muôn kiếp nhớ
Dẫu cho mai này em lãng quên.

25.              Với tay khơi dậy hương ngày cũ
Mườn tượng như mình gặp cố nhân.

26.              Trái tim hát lại câu thề
Bài thơ tôi lại nhớ về người dưng.

27.              Chỉ mình em thôi và chỉ một
Mình em ngự trị trái tim anh.

28.              Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước còn lời thề xưa.

29.              Đôi khi lỡ hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm

30.              Em ở lại với đời ta em nhé !
Đừng ra đi cho ta phải khổ đau.

31.              Chân cứ bước theo nhịp hồn cứ động
Em là em anh đợi khắp nẻo đường.

32.              Cũng như em hiểu tình yêu vậy
Nước mắt song song với nụ cười.

33.              Anh đem thương nhớ ươm trong gió
Ngàn dặm,em không lạc lối về.

34.              Nụ cười em bao la vũ trụ
Muôn vạn thiên hà lấp lánh trăng sao.

35.              Nếu đã hẹn biển cứ nằm im nhé !
Sóng ra khơi rồi sóng lại quay về.

36.              Ước gì gói được làn hương
Để khi hoa rụng yêu thương chẳng tàn.

37.              Hồn sỏi đá chưa một lần khuất phục
Bỗng ngập ngừng trước giọt lệ giai nhân.

38.              Đá dẫu vô tình còn nặng nợ
Ngàn năm soi bóng giữa nhân gian.

39.              Người thương nay dã thương nhớ người
Người thương đâu biết cho người thầm thương.

40.              Khi say một chén cũng say
Khi nên tình nghĩa một ngày cũng nên.

41.              Một chút tình để duy trì thế giới
Một chút tài để tô điểm càn khôn.

42.              Yêu là đặt hạnh phúc của mình vào hạnh phúc của một người khác.

43.              Đừng có để buồn cho nhau em nhé
Cuộc đời này chẳng mấy tháng năm đâu,

44.              Trái tim còn chút lửa hồng
Cũng xin ơn cảm mênh mông tặng người.

45.              Ta tự nhủ với lòng ta nhiều bận
Thương thì thương nhưng chớ vương vấn tình.


46.              Bên sông một đóa hoa cười
Bèo trôi lãng đãng tình người an nhiên.

47.              Ai bảo yêu nhau là đau khổ
Xin một đời đau khổ để yêu nhau.

48.              Hạnh phúc nào cũng chan hòa mật đắng
Cố tìm quên mà gợi nhớ suốt đời.

49.              Nếu em là giọt nắng hồng
Thì xin sưởi ấm nỗi lòng cô đơn.

50.              Ta mang cả tình yêu chân thật nhất
Trao cho người để đổi một niềm đau.

51.              Gửi em chút nắng của ngày
Chút hương của lá chút mây của trời.

52.              Mượn tiếng cười che dấu những niềm đau
Đêm gối mộng au sầu ai nhỏ lệ.

53.              Nắng chiều một bóng tha hương
Lá rơi nhè nhẹ người thương nhớ người.

54.              Thuyền đi không bến bờ về
Biển xanh vô tận lưới mù bủa giăng.

55.              Ta về giữ lại mùi hương
Đường không xứ sở còn vương bóng hình.

56.              Mây suốt đời chung tình với gió
Tôi suốt đời chỉ có mình em.

57.              Phải chăng ngàn cái đang là
Em là tất cả khát khao anh tìm.

58.              Không có tình yêu vĩnh cửu, mà chỉ có những giấy phút vĩnh cửu trong tình yêu.

59.              Tình em là biển là mây núi
Là cả tình thương của đất trời.

60.              Trăm ước hẹn một lời
Dẫu cho biển cạn non dời chẳng quên

61.              Mình ơi tôi gọi là nhà
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi.

62.              Dẫu rơi rụng năm tàn tháng lụi
Anh yêu em mà tồn tại trên đời.

63.              Thương em mỗi lúc mỗi nhiều
Ghét em mỗi lúc mỗi trìu mến em.

64.              Xây bao nhiêu mộng thế mà
Đến nay phải gọi người là cố nhân.

65.              Nhẹ nhàng áo mỏng bay theo gió
Phủ sóng hồn anh nỗi nhớ nhung.

66.              Người từ vô tận tái sinh
Đi qua trần thế mang tình nhân gian.

67.              Yêu em anh muốn làm mây trắng
Khuya sớm tìm em bay tới nơi.

68.              Thương em nắm lấy bàn tay
Nửa giây thôi đủ lắt lay nửa đời.

69.              Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em.

70.              Đôi khi lỡ hẹn một giờ
Lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm

71.              Buồn vô lý đau lại càng vô lý
Lấy ơ hờ thưa chuyện với cô đơn.

72.              Vầng trăng không thể chia đôi
Em là một nửa cuộc đời của anh.

73.              Trời sinh con gái nhu mì quá
Đồng tiền trên má lún làm chi?

74.              Sao em giấu mùa thu trong ánh mắt
Để bây giờ anh chẳng có mùa thu.

75.              Ta muốn nói bằng thơ bay nhè nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm.

76.              Tình yêu là thơ ca, là mặt trời cuộc sống.

77.              Thà đau khổ vì tình yêu ta vỡ
Còn hơn đau khổ vì không có tình yêu.

78.              Người đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn kia hóa dại khờ.

79.              Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không?

      Vợ Chồng :
80.              Chúc mừng đôi bạn vui chung thủy
Hạnh phúc tràn trề rạng vẻ vang.

81.              Hạnh phúc: Trăm năm tình viên mãn
  Bạc đầu nghĩa phu thê.

82.              Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu
Thương nhau đến lúc bạn đầu còn thương.

83.              Thiên thu ghi tạc hình sông núi
Hạnh phúc muôn đời nghĩa thủy chung.

84.              Bên nhau cũng một chữ tình
Ngọt bùi cay đắng chúng mình có nhau.

85.              Sơn thủy hữu tình xuân bất tận
Vợ chồng hòa thuận phúc trăm năm.

86.              Trăm năm vẹn một chữ đồng
Niên niên như ý xuân nồng chẳng phai.

87.              Gió mây ríu rít bên trời
Tình chàng ý thiếp muôn đời không phai.

88.              Sông sâu cá lặn biệt tăm
Phải chuyên chồng vợ ngàn năm vẫn chờ.

89.              Người ơi trong cõi phiêu bồng
Chỉ xin giữ lấy tấm lòng thủy chung.

90.              Cây trầu quấn với thân cau
Chúc cho đôi bạn bên nhau trọn đời

91.              Áo xưa dù nhàu
Cũng xin bạc dầu
Gọi mãi tên nhau.

92.              Mình ơi tôi gọi là nhà!
Nhà ơi tôi gọi mình là nhà tôi.

93.              Nhọc công tìm khắp đông tây
Ai hay hạnh phúc ở ngay bên mình.

94.              Hạnh phúc ơi mãi bên ta nhé
Để mỗi tinh mơ ta khẽ một nụ cười

95.              Một nửa sự thật không còn là sự thật
Và Tình yêu không một nửa bao giờ!

96.              Ôm em vừa một vòng tay
Nhớ em nhớ cả những ngày chưa yêu

97.              Mơ khách đương xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà.

98.              Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.

99.              Hãy yêu như đang sống
Hãy sống như đang yêu
Yêu cho sự sống tồn tại
Sống cho tình yêu bắt đầu.

100.          Tình yêu là năm là tháng
Ngọt bùi cay đắng có nhau
Tình yêu là khi tóc bạc
Vẫn xanh giấc mộng ban đầu.

101.          Quý bạn thường mong tìm gặp bạn
Thương người nên nguyện sống cho người.

102.          Thò tay bứt ngọn rau ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.

103.          Mong manh như thể sương mù
Tình yêu cứu cả phù du kiếp người.

104.          Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người, sống để yêu nhau

105.          Ngục tù anh vẫn muốn vô
Bởi người cach gác tội đồ là em.

106.          Người quay lưng bước thu tê tái
Ngõ vắng thôi chờ thôi nhớ mong.

107.          Linh hồn anh sâu đậm mối tình si
Theo em mãi dù tình như chiếc bóng.

108.          Chiều vàng đi hãy chậm qua
Để cho bướm ấy cùng hoa ước thề.

109.          Em là sóng cuốn hồn tôi lạc lõng
Giữa dòng thương nhớ tôi mãi gọi tên em.

110.          Bão đâu ở tận cuối trời
Em là nắng của một thời còn mưa

111.          Tỉnh cơn mình lại gặp mình
Em mà có thật cũng thành mộng mơ.

112.          Cái buồn là cái làm sao
Đêm buồn đến cả chiêm bao cũng buồn.

113.          Biết lòng mình cũng đã thu
Trách gì cúc giậu cứ ngơ ngác vàng .

114.          Em đã sống một đời không cội rễ
Tôi trụi trần như một thân cây.

115.          Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em người vốn vô tình với tôi.

116.          Biết đâu cuối bến trần gian
Người xưa vẫn đợi em sang một bờ.

117.          Sỏi đá cũng đa tình em thấy đó
Huống chi là sương khói, huống chi  anh.

118.          Lòng ơi sao lại nhớ lòng
Bỗng nhiên đi nhớ người không nhớ mình.

119.          Vốn không muốn tương tư
Vì sợ tương tư khổ
Mấy lần cân nhắc kỹ
Thà chịu khổ tương tư.

120.          Căn phòng dù chật chội
Vẫn chứa đủ bao người
Trái tim anh rộng rãi
Chứa chỉ mình em thôi.

121.          Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Tình ta không lớn lắm
Nhưng đủ làm khổ nhau.

122.          Ngày nào có nhau
Hãy cho nhau thật nhiều
Ngày nào mất nhau
Sớt chia chẳng được đâu.

123.          Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau.
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu.

124.          Dù rằng một chữ cũng hoa
Dù rằng một thoáng cũng thừa xót xa.
Dù rằng một cánh cũng hoa
Dù rằng một nửa cũng là trái tim.

125.          Ta tìm ta giữa trời mây
Ta tìm em tận cuối ngày nắng xa
Chuyện chúng mình ngỡ phôi pha
Bỗng từ vô niệm vỡ òa hương xưa.

126.          Người đến bên tôi như giấc mơ
Như đêm nguyệt tản gió đôi bờ
Chợt nghe tở liễu buồn rũ tóc
Hò hẹn chi làm lệ đẫm thơ.

127.          Hỡi thế gian tình là chi
Mà khiến sinh tử phải chia ly
Thiên Nam địa Bắc song phi nhạn
Cổ thụ mấy mùa bóng hàn sương.

128.          Con đò mang nặng nỗi nhớ thương
Chở trăng về bến sông tương
Sắc hương mê đắm hương không tưởng
Hồn khách tình si lạc nẻo đường.

129.          Mai em đi đời như tàn hương lửa

Nhớ nhung sầu khắc khoải tháng ngày trôi.
Kỷ niệm nào lạnh lẽo bóng em tôi
Ai thay nổi người anh hằng yêu dấu.

130.          Nước vô tình ngàn năm trôi mãi
Mây vô tình bay mãi ngàn năm
Trăng vô tình nô đùa với gió
Người vô tình chẳng hiểu lòng ta.

131.          Buồn thì trải nỗi buồn ra
Sao anh cuộn lại đến ba bảy vòng
Rồi vò như mối bòng bong
Nỗi buồn, lại nỗi buồn trong nỗi buồn.
129.Có những lúc biển trời sông nuớc ngủ
Lòng mây khao khát một vầng trăng

ĐÔI DÉP
Bài thơ đầu anh viết tặng cho  em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ
Hai chiếc dép gặp gỡ tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nhau nửa bước
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chung chia sẻ sức người đời chà đạp
Khi vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu một ngày một chiếc mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn nhưng không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu một chiếc ở mỗi bên phải trái
Như tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung
Hai chúng mình thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Như anh và em... thương lắm em ơi./.

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

BÚT PHÁP (Những căn bản đầu tiên khi luyện tập thư pháp)

Khi sáng tác một tác phẩm thư pháp chúng ta cần có nhưng kỹ thuật và kỹ xảo. Kỹ xảo là những xảo thuật giúp ta tạo được những đường nét trái thường, hoặc đó là những bí quyết riêng... Kỹ thuật vận bút (Bút pháp) là những kỹ thuật căn bản nhất, phổ biến nhất và quan trọng nhất cho những ai mới làm quen hay tập luyện viết thư pháp. Khi tập luyện tập bút pháp giúp ta từng bước làm quen được với cách diều khiển ngọn bút lông và bắt nó thể hiện theo ý mình. Có người không thông qua bút pháp nhưng vẫn viết chữ, khi đó chỉ là viết đại, viết thiếu phương pháp thiếu bài bản, đườnng nét thể hiện có khi đạt khi không vì thiếu nền tảng ban đầu, nét chữ thể hiện sẽ không chắc và mạnh mẽ. Khi viết chữ hoặc vẽ tranh thuỷ mặc đều phải lấy bút lông làm công cụ chính và đường nét là hình thức thể hiện. Khi đưa một nét hoặc chấm một chấm, nhấc bút lên khi nhanh khi chậm, chuyển hướng bút hoặc thu bút…Tất cả những sự biến hoá trong lúc vận bút gọi là bút pháp.


Bút pháp trong thư pháp Hán có các kỹ pháp căn bản sau mà theo chúng tôi có thể ứng dụng khi viết thư pháp Việt:

1. Phương Bút: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi đầu (khởi bút) và kết thúc (thâu bút) của một nét khi di chuyển, tạo nét gấp khúc để lộ ra góccạnh rõ rệt gọi là phương bút. Khi ứng dụng bút pháp phương bút, ngọn bút phải nằm nghiên sử dụng thiên phong hành bút.
















Phần khởi đầu của một nét có góc cạnh
Để bút nghiên và chạm vào mặt giấy
 
cạnh của ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy và kéo sang bên phải









khi kéo sang bên phải có thể nhấc bút lên từ từ tạo một góc nhọn hoặc vẫn để bút nằm ngang tạo góc cạnh khi thâu bút



Nét cơ bản để luyện tập phương bút
2. Viên Bút: Kỹ thuật điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi bút và thâu bút của một nét có dạng tròn và không tạo ra góc cạnh, Khi sử dụng bút pháp này thì tay phải cầm bút thẳng vuông góc với mặt giấy











Phần khời bút có dạng tròn


Chạm ngọn bút vào mặt giấy và di chuyển bút ngược lại với hướng của nét (hồi bút) tạo một cạnh tròn

Sau đó đưa bút về đúng hướng của nét muốn viết


Đặt thân bút nằm xuống mặt giấy và cán bút hơi nghiên hướng về phần kết thúc của nét và xòe ngọn bút ra cho vừa bằng với độ rộng của đường tròn vừa tạo


Kéo thẳng ngọn bút đến điểm kết thúc.


Nét cơ bản để luyện tập Viên bút

* Đối với bút pháp viên bút thâu bút thì ta không cần phải dùng kỹ thuật hồi bút, chỉ cần đưa ngọn bút đến điểm kết thúc và ngừng lại, khi đó ta nhấc bút lên, phần bụng bút sẽ tạo cho phần kết thúc của một nét có dạng tròn.

3. Lộ Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khời bút và thâu bút để lộ rõ phần nhọn của bút. Ứng dụng nhiều trong các nét móc. (lộ là thể hiện ra, phong nghĩa là ngọn bút)


Phần khởi bút của một nét có dạng nhọn, Đưa ngọn bút di chuyển theo hướng của nét và chàm từ từ và đều đặn vào mặt giấy sẽ tạo một nét nhọn tự nhiên từ nhỏ đến lớn và ngược lại cho phần thâu bút, rút bút từ từ và đều khỏi mặt giấy.


Nét cơ bản để luyện tập lộ phong

4. Tàng Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao giấu đi phần nhọn của ngọn bút, khi viết phải hồi bút như viên bút nhưng nét tạo ra không tròn mà hơi có góc cạnh. Đây là Bút pháp khó nhất, khi viết hoàn chỉn nét tàng phong sẽ giống như chữ Nhất của Trung Hoa mà ai muốn kuyện tập thư pháp phải khổ luyện rất lâu. Ứng ụng tàng phong vào những nét sổ nét ngang thì trông nét sẽ đầy đặn mạnh mẽ và uy lực.



Phần khởi bút của nét không để lộ phần nhọn của ngọn bút và tạo ra gó cạnh cho nét


đặt ngọn bút chạm nhẹ vào mặt giấy

Hồi bút theo hướng ngược lại của nét và đưa bút lên cao
Attachment:
27 tangphong d.JPG
27 tangphong d.JPG [ 24.12 KB | Viewed 1256 times ]

dùng ngọn bút tạo một cạnh tròn vừa đủ, đừng để cạnh tròn quá dài

Đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy theo hướng xéo và nhấn mạnh, khi đặt cạnh bút nằm xuống, chú ý không rút bút thấp xuống dưới nét


Khi đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy và nhấn mạnh thì phần bụng bút sẽ tạo ra một cạnh tròn khác và kéo cạnh bút sang phải, hơi nhấc nhẹ bút cho dễ di chuyển đồng thời tạo phần khởi bút to hơn bần hành bút.


kéo cạnh bút sang bên phải

đến điểm thâu bút, nét có thể ngang hoặc có thể hơi gợn cong.


Đưa bút đến điểm thâu bút,

giữ cạnh bút nằm xéo tạo một đường xéo phần cuối nét


Rút cạnh bút đứng lên từ từ và chỉ còn ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy, sau đó hối bút xuống dưới và ngược trở lại hướng khởi bút


Kết thúc nét và tạo phần thâu bút to hơn phần hành bút


Nét cơ bản để tập tàng phong, nét tàng phong có thể ngang theo hình mẫu hoặc hơi gợn cong


5. Trung Phong: Là phương pháp điều khiển bút sao cho đầu ngọn bút khi di chuyển luôn nằm ở vị trí giữa nét, mực toả đều ra hai bên. Lưu ý phải giữ bút ở tư thế đứng mới thực hiện được kỹ pháp này. Trong quá trình viết chữ, có những nét cong nét vòng hoặc nét lượn... cần phải giữ bút đứng, ngọn bút tiếp xúc nhẹ nhành với mặt giấy ở phần ngọn bút nên ta cần ứng dụng và luyện tập trung phong.
(Trung là chính giữa)



Bút vuông góc với mặt giấy


Nét cơ bản để luyện trung phong.
*lưu ý, khi luyện tập nét này thì phải dùng viên bút khởi bút, sau đó di chuyển ngọn bút theo chiều ngang và khi chuyển bút xuống dưới cần xoay nhẹ bút.

6. Thiên Phong: Là phương pháp điều khiển bút mà ngọn bút và cán bút được giữ nghiên.Phần cạnh bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy để tạo ra đường nét. Nét bút được chia ra làm hai phần, phần được tạo ra từ ngọn bút và phần được tạo từ bụng bút. Cho nên độ mực của hai bên sẽ không đều, bên nhiều bên ít.
(thiên nghĩa là nghiên về một bên)



Bút được giữ nghiên và cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy.


Nét cơ bản để luyện tập thiên phong
Chú ý: dùng phương bút khởi bút, giữ cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy và thực hiện hết nét đến khi hế mực

7. Đề và Án: Còn được gọi là nhả và nhấn. Đề là nâng ngọn bút lên khi sắp dừng một chữ hoặc chuyển bút sang một nét mới. Án là ấn bút xuống để tạo trọng tâm hoặc do thế bút.
Đề và án là hai hoạt động linh hoạt và liên tục khi vận bút, để tạo nét to nét nhỏ, độ dày mỏng đậm nhạt cho chữ.

8. Chuyển và Chiết: Chuyển là di động ngọn bút trên mặt giấy, khi chuyển bút chỉ chuyển cánh tay, ngón tay cầm bút và cán bút cố định. Bút đang di chuyển phải đổi hướng để tạo thành góc gọi là chiết.

9. Đốn và Tổn: Ngưng bút mà hơi ấn xuống gọi là đốn. Bút đang di chuyển mà hơi ấn xuống gọi là tổn.

10. Xoay bút: Trong khi vận bút di chuyển các ngón tay giữ thân bút sao cho bút xoay nhẹ, kết hợp khi di chuyển bút để tạo nét chấm tròn. Trong trường hợp ngọn bút bị tưa nhẹ ra không nhọn thì ta có thể chuyển hướng và xoay bút sao cho ngọn bút túm lạit hật nhọn.




11. Liên bút: Là kỹ pháp được dùng nhiều trong phong thể và biến thể, các nét được liên kết với nhau liên tục, đôi khi ta viết một chữ hoặc nhiều chữ chỉ với một nét bút (Một nét bút chỉ được tính là liên kết các ký tự chính trong chữ, phần dấu có thể thêm bởi một nét riêng). Có chữ ta viết luôn cả phần dấu và ký tự chính chỉ với một nét. Khi liên bút kết nối giữa các nét sẽ có những nét thừa ( không phải là nét chính của chữ) nét này phải được viết thật nhỏ không được phép to bằng nét chính.





Bút pháp là nền tảng để ta sáng tạo chữ viết, không nhất thiết phải ứng dụng tất cả bút pháp vào sáng tác, có thể có những kỹ xảo khác nhưng khi luyện tập hoặc giảng dạy nên luyện tập và hướng dẫn bút pháp cho thật tốt thay vì chỉ tập gạch ngang , gạch dọc và vẽ nét vòng theo như cách nhiều người giảng dạy lâu nay. Những ai đã viết thư pháp, đã có kinh nghiệm nên nghiên cứu bút pháp để hiểu những kỹ thuật mà mình đang viết bởi vì hầu hết chúng ta đều ứng dụng nhưng không biết, đồng thời nên luyện lại những bút pháp mà ta chưa biết hoặc chưa từng xử dụng sẽ giúp chữ ta ngày càng biến hóa và sống động hơn.
Khi hướng dẫn
Chúc các bạn thành công.
(Thư Pháp Gia  Đăng Học)
bài viết liên quan:  Cách Cầm Bút
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons