Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

BÚT PHÁP (Những căn bản đầu tiên khi luyện tập thư pháp)

Khi sáng tác một tác phẩm thư pháp chúng ta cần có nhưng kỹ thuật và kỹ xảo. Kỹ xảo là những xảo thuật giúp ta tạo được những đường nét trái thường, hoặc đó là những bí quyết riêng... Kỹ thuật vận bút (Bút pháp) là những kỹ thuật căn bản nhất, phổ biến nhất và quan trọng nhất cho những ai mới làm quen hay tập luyện viết thư pháp. Khi tập luyện tập bút pháp giúp ta từng bước làm quen được với cách diều khiển ngọn bút lông và bắt nó thể hiện theo ý mình. Có người không thông qua bút pháp nhưng vẫn viết chữ, khi đó chỉ là viết đại, viết thiếu phương pháp thiếu bài bản, đườnng nét thể hiện có khi đạt khi không vì thiếu nền tảng ban đầu, nét chữ thể hiện sẽ không chắc và mạnh mẽ. Khi viết chữ hoặc vẽ tranh thuỷ mặc đều phải lấy bút lông làm công cụ chính và đường nét là hình thức thể hiện. Khi đưa một nét hoặc chấm một chấm, nhấc bút lên khi nhanh khi chậm, chuyển hướng bút hoặc thu bút…Tất cả những sự biến hoá trong lúc vận bút gọi là bút pháp.


Bút pháp trong thư pháp Hán có các kỹ pháp căn bản sau mà theo chúng tôi có thể ứng dụng khi viết thư pháp Việt:

1. Phương Bút: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi đầu (khởi bút) và kết thúc (thâu bút) của một nét khi di chuyển, tạo nét gấp khúc để lộ ra góccạnh rõ rệt gọi là phương bút. Khi ứng dụng bút pháp phương bút, ngọn bút phải nằm nghiên sử dụng thiên phong hành bút.
















Phần khởi đầu của một nét có góc cạnh
Để bút nghiên và chạm vào mặt giấy
 
cạnh của ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy và kéo sang bên phải









khi kéo sang bên phải có thể nhấc bút lên từ từ tạo một góc nhọn hoặc vẫn để bút nằm ngang tạo góc cạnh khi thâu bút



Nét cơ bản để luyện tập phương bút
2. Viên Bút: Kỹ thuật điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi bút và thâu bút của một nét có dạng tròn và không tạo ra góc cạnh, Khi sử dụng bút pháp này thì tay phải cầm bút thẳng vuông góc với mặt giấy











Phần khời bút có dạng tròn


Chạm ngọn bút vào mặt giấy và di chuyển bút ngược lại với hướng của nét (hồi bút) tạo một cạnh tròn

Sau đó đưa bút về đúng hướng của nét muốn viết


Đặt thân bút nằm xuống mặt giấy và cán bút hơi nghiên hướng về phần kết thúc của nét và xòe ngọn bút ra cho vừa bằng với độ rộng của đường tròn vừa tạo


Kéo thẳng ngọn bút đến điểm kết thúc.


Nét cơ bản để luyện tập Viên bút

* Đối với bút pháp viên bút thâu bút thì ta không cần phải dùng kỹ thuật hồi bút, chỉ cần đưa ngọn bút đến điểm kết thúc và ngừng lại, khi đó ta nhấc bút lên, phần bụng bút sẽ tạo cho phần kết thúc của một nét có dạng tròn.

3. Lộ Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khời bút và thâu bút để lộ rõ phần nhọn của bút. Ứng dụng nhiều trong các nét móc. (lộ là thể hiện ra, phong nghĩa là ngọn bút)


Phần khởi bút của một nét có dạng nhọn, Đưa ngọn bút di chuyển theo hướng của nét và chàm từ từ và đều đặn vào mặt giấy sẽ tạo một nét nhọn tự nhiên từ nhỏ đến lớn và ngược lại cho phần thâu bút, rút bút từ từ và đều khỏi mặt giấy.


Nét cơ bản để luyện tập lộ phong

4. Tàng Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao giấu đi phần nhọn của ngọn bút, khi viết phải hồi bút như viên bút nhưng nét tạo ra không tròn mà hơi có góc cạnh. Đây là Bút pháp khó nhất, khi viết hoàn chỉn nét tàng phong sẽ giống như chữ Nhất của Trung Hoa mà ai muốn kuyện tập thư pháp phải khổ luyện rất lâu. Ứng ụng tàng phong vào những nét sổ nét ngang thì trông nét sẽ đầy đặn mạnh mẽ và uy lực.



Phần khởi bút của nét không để lộ phần nhọn của ngọn bút và tạo ra gó cạnh cho nét


đặt ngọn bút chạm nhẹ vào mặt giấy

Hồi bút theo hướng ngược lại của nét và đưa bút lên cao
Attachment:
27 tangphong d.JPG
27 tangphong d.JPG [ 24.12 KB | Viewed 1256 times ]

dùng ngọn bút tạo một cạnh tròn vừa đủ, đừng để cạnh tròn quá dài

Đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy theo hướng xéo và nhấn mạnh, khi đặt cạnh bút nằm xuống, chú ý không rút bút thấp xuống dưới nét


Khi đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy và nhấn mạnh thì phần bụng bút sẽ tạo ra một cạnh tròn khác và kéo cạnh bút sang phải, hơi nhấc nhẹ bút cho dễ di chuyển đồng thời tạo phần khởi bút to hơn bần hành bút.


kéo cạnh bút sang bên phải

đến điểm thâu bút, nét có thể ngang hoặc có thể hơi gợn cong.


Đưa bút đến điểm thâu bút,

giữ cạnh bút nằm xéo tạo một đường xéo phần cuối nét


Rút cạnh bút đứng lên từ từ và chỉ còn ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy, sau đó hối bút xuống dưới và ngược trở lại hướng khởi bút


Kết thúc nét và tạo phần thâu bút to hơn phần hành bút


Nét cơ bản để tập tàng phong, nét tàng phong có thể ngang theo hình mẫu hoặc hơi gợn cong


5. Trung Phong: Là phương pháp điều khiển bút sao cho đầu ngọn bút khi di chuyển luôn nằm ở vị trí giữa nét, mực toả đều ra hai bên. Lưu ý phải giữ bút ở tư thế đứng mới thực hiện được kỹ pháp này. Trong quá trình viết chữ, có những nét cong nét vòng hoặc nét lượn... cần phải giữ bút đứng, ngọn bút tiếp xúc nhẹ nhành với mặt giấy ở phần ngọn bút nên ta cần ứng dụng và luyện tập trung phong.
(Trung là chính giữa)



Bút vuông góc với mặt giấy


Nét cơ bản để luyện trung phong.
*lưu ý, khi luyện tập nét này thì phải dùng viên bút khởi bút, sau đó di chuyển ngọn bút theo chiều ngang và khi chuyển bút xuống dưới cần xoay nhẹ bút.

6. Thiên Phong: Là phương pháp điều khiển bút mà ngọn bút và cán bút được giữ nghiên.Phần cạnh bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy để tạo ra đường nét. Nét bút được chia ra làm hai phần, phần được tạo ra từ ngọn bút và phần được tạo từ bụng bút. Cho nên độ mực của hai bên sẽ không đều, bên nhiều bên ít.
(thiên nghĩa là nghiên về một bên)



Bút được giữ nghiên và cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy.


Nét cơ bản để luyện tập thiên phong
Chú ý: dùng phương bút khởi bút, giữ cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy và thực hiện hết nét đến khi hế mực

7. Đề và Án: Còn được gọi là nhả và nhấn. Đề là nâng ngọn bút lên khi sắp dừng một chữ hoặc chuyển bút sang một nét mới. Án là ấn bút xuống để tạo trọng tâm hoặc do thế bút.
Đề và án là hai hoạt động linh hoạt và liên tục khi vận bút, để tạo nét to nét nhỏ, độ dày mỏng đậm nhạt cho chữ.

8. Chuyển và Chiết: Chuyển là di động ngọn bút trên mặt giấy, khi chuyển bút chỉ chuyển cánh tay, ngón tay cầm bút và cán bút cố định. Bút đang di chuyển phải đổi hướng để tạo thành góc gọi là chiết.

9. Đốn và Tổn: Ngưng bút mà hơi ấn xuống gọi là đốn. Bút đang di chuyển mà hơi ấn xuống gọi là tổn.

10. Xoay bút: Trong khi vận bút di chuyển các ngón tay giữ thân bút sao cho bút xoay nhẹ, kết hợp khi di chuyển bút để tạo nét chấm tròn. Trong trường hợp ngọn bút bị tưa nhẹ ra không nhọn thì ta có thể chuyển hướng và xoay bút sao cho ngọn bút túm lạit hật nhọn.




11. Liên bút: Là kỹ pháp được dùng nhiều trong phong thể và biến thể, các nét được liên kết với nhau liên tục, đôi khi ta viết một chữ hoặc nhiều chữ chỉ với một nét bút (Một nét bút chỉ được tính là liên kết các ký tự chính trong chữ, phần dấu có thể thêm bởi một nét riêng). Có chữ ta viết luôn cả phần dấu và ký tự chính chỉ với một nét. Khi liên bút kết nối giữa các nét sẽ có những nét thừa ( không phải là nét chính của chữ) nét này phải được viết thật nhỏ không được phép to bằng nét chính.





Bút pháp là nền tảng để ta sáng tạo chữ viết, không nhất thiết phải ứng dụng tất cả bút pháp vào sáng tác, có thể có những kỹ xảo khác nhưng khi luyện tập hoặc giảng dạy nên luyện tập và hướng dẫn bút pháp cho thật tốt thay vì chỉ tập gạch ngang , gạch dọc và vẽ nét vòng theo như cách nhiều người giảng dạy lâu nay. Những ai đã viết thư pháp, đã có kinh nghiệm nên nghiên cứu bút pháp để hiểu những kỹ thuật mà mình đang viết bởi vì hầu hết chúng ta đều ứng dụng nhưng không biết, đồng thời nên luyện lại những bút pháp mà ta chưa biết hoặc chưa từng xử dụng sẽ giúp chữ ta ngày càng biến hóa và sống động hơn.
Khi hướng dẫn
Chúc các bạn thành công.
(Thư Pháp Gia  Đăng Học)
bài viết liên quan:  Cách Cầm Bút

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Triển lãm thư pháp lời thầy cô


TTO - “Lời thầy cô” là chủ đề cuộc triển lãm thư pháp chữ Việt khai mạc sáng nay (14-11) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1).
Hơn 50 tác phẩm thư pháp tại triển lãm được thể hiện trên nhiều chất liệu (giấy mỹ thuật, gỗ, mành tre…), ca ngợi công ơn thầy cô, những lời răn dạy, những bài học giá trị trong cuộc sống… Đây là tác phẩm của các thành viên CLB thư pháp Nét Việt (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) và CLB thư pháp Kiến Việt (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM).
Trong buổi khai mạc, khách tham quan có dịp tìm hiểu các thể chữ cơ bản trong thư pháp Việt và được các cây bút trẻ tặng chữ. Triển lãm kéo dài đến ngày 22-11-2009.



Triển lãm thư pháp “Lời thầy cô” mừng 20-11
TTO - “Lời thầy cô” là chủ đề cuộc triển lãm thư pháp chữ Việt khai mạc sáng nay (14-11) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1).
Hơn 50 tác phẩm thư pháp tại triển lãm được thể hiện trên nhiều chất liệu (giấy mỹ thuật, gỗ, mành tre…), ca ngợi công ơn thầy cô, những lời răn dạy, những bài học giá trị trong cuộc sống… Đây là tác phẩm của các thành viên CLB thư pháp Nét Việt (Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) và CLB thư pháp Kiến Việt (Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM).
Trong buổi khai mạc, khách tham quan có dịp tìm hiểu các thể chữ cơ bản trong thư pháp Việt và được các cây bút trẻ tặng chữ. Triển lãm kéo dài đến ngày 22-11-2009.



Giới thiệu năm thể chữ cơ bản của thư pháp Việt - Ảnh: Tr.Uyên



Khán giả trong ngày khai mạc triển lãm - Ảnh: Tr.Uyên 



Tặng chữ trong ngày khai mạc - Ảnh: Tr.Uyên



Ảnh: Tr.Uyên






Thư pháp Việt Nam (Tổng quan thư pháp Việt)

Xin được giới thiệu với các bạn một bộ môn nghệ thuật đang phát triển bên Việt Nam, đó là môn Thư pháp.

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).
Cụ Ðồ xưa:

Thư pháp là một môn nghệ thuật phát xuất từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triều Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì.

Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.
Ðối với người phương Ðông, nói đến môn Thư pháp, người ta thường nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt... Với cây bút lông, mực và giấy người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Ở Việt-Nam vào thời điểm nầy, có lẽ ngoại trừ một số người lớn tuổi thâm Nho mới đọc được chữ Hán, chữ Nôm, chớ còn hầu hết là không đọc được.

Bởi vậy tại sao ta không viết thư pháp bằng tiếng Việt ? Viết chữ Việt cũng đẹp vậy, bởi vì sao giải thích được : « Sao là đẹp ? Sao là không đẹp ? » (KTS Nguyễn Thanh Sơn)

« Biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta, chắc gì gọi là đẹp đối với kẻ khác !... biết đâu cái gọi là đẹp đối với ta bây giờ chắc gì gọi là đẹp đối với ta sau nầy” (Trang Tử).
Thư pháp bằng tiếng Việt:

    
Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn một câu văn một bài thơ để viết lên trang giấy là việc cần hết sức cẩn trọng. Vì ngoài việc thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu viết chữ, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy tư tưởng, kiến thức, tâm hồn của người viết. Khi cầm bút, ngoài thể hiện những đường nét rồng bay phượng múa, các thư pháp gia còn phải "nhiếp tâm" với những gì mình sắp sửa viết ra.

Phong trào viết Thư pháp bằng tiếng Việt đã được khôi phục một cách mạnh mẽ từ khoãng 10 năm nay. Bên Việt Nam nhiều Câu Lạc Bộ viết Thư pháp được thành lập trong các thành phố lớn, đã có nhiều "Thư pháp gia" tổ chức những cuộc triển lãm thư pháp như những hoạ sĩ triển lãm tranh vẽ. Tôi xin giới thiệu với bạn sơ lược về bộ môn nầy.

Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chánh.

 Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.

-Ðầu câu không thụt vô.
-Các hàng đều và dài bằng nhau
-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
-Không dùng dấu chấm câu.

 Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh

-Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
-Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
-Hình vuông (Ðấu phương)
-Hình mặt quạt (Phiến diện) (coi hình dưới đâÿ)

 Ấn chương (hay con dấu, con triện) là một nét văn hoá rất độc đáo của người Trung Quốc.

Ấn chương là một yếu tố quan trọng của một bức thư pháp hay một bức họa. Ðặt đúng vị trí, ấn chương tăng thêm gía trị của tác phẩm, ngược lại sẽ làm hỏng nó. Nghiên cứu kỷ ấn chương, người ta có thể giám định một bức thư họa là chính bản hay ngụy tạo.

Nguyên tắc khắc ấn triện là khắc chìm hoặc khắc nổi :

-Khắc chìm khi in ra có nét chữ trắng trên nền đậm.
-Khắc nổi, khi in ra có nét chữ đậm trên nền lợt.
-Loại nữa chìm nữa nổi

 Vị trí đặt con dấu:

Trong các thư tác của người Trung Hoa xưa có nhiều vị trí được qui ước để đóng dấu như :

-Ðóng ở bên phải, phía trên thư tác gọi là Nhân chương
-Ðóng ở thắc lưng thư tác gọi là Yêu chương
-Ðóng ở phía dưới, bên trái thư tác gọi là Danh chương


Tùy theo thư tác có khổ lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà có thể đóng một, hai, hoặc ba dấu triện. Vị trí các dấu triện đều có ý nghĩa riêng của nó.

Thư pháp Việt ngữ không hoàn toàn theo qui ước đóng dấu của người Trung Hoa mà theo cách thực hành sau đây :
Khi tác giả vừa là tác giả nội dung (Ý) vừa là tác giả hình thức (Hình) ; hoặc tác giả Hình nhưng Ý là các câu văn thơ cổ (hết bản quyền) thì con dấu ở vị trí dưới, phải. Hoặc có thể thêm một dấu ở trên, trái như dấu treo. Như vậy được gọi là Toàn triện.
 
Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) nhưng chưa có sự đồng ý của tác giả đó thì con dấu của tác giả Hình đặt bên dưới, phải, còn bên trái ghi tên tác giả Ý và người viết phải ghi « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Bán triện
 
Khi tác giả Hình viết Ý của tác giả khác (văn, thơ...) có sự đồng ý của tác giả Ý thì được quyền đóng dấu ở dưới, bên phải nhưng phải đề tên tác giả Ý phía trên cao, bên trái ; và người viết phải ghi chữ « thủ bút » hoặc « viết ». Vị trí nầy tạm gọi là Ðồng triện.

Trường hợp ngoại lệ : vì lý do bố cục mà người viết không thể sắp xếp được vị trí nơi đóng dấu thì được đặt dấu ở vị trí khác nhưng phải ghi rõ tác giả về Ý. Vị trí nầy tạm gọi là Ngoại triện.
Trong thư pháp việt ngữ hiện nay xuất hiện 5 kiểu chữ chánh:
Chữ Chân Phương, tạm gọi là Chân Tự, là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường.

Chữ Cách Diệu, tạm gọi là Biến Tự, là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương mà ra nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo ra cái lối viết riêng của mình.

Chữ Cá Biệt, tạm gọi là Cuồng Thảo, là lối viết Thư Pháp mà người phóng bút « nhiếp tâm » giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết chữ nầy thể hiện cá tính của người viết, nhìn vào kiểu chữ nầy, người xem dễ biết tác giả mà không cần phải xem bút ký. Kiểu chữ nầy thường viết liền lạc trong một nét nên khó đọc.

Chữ Mô Phỏng là lối viết mô phỏng dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Có người viết chữ Việt nhìn vào ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên, v.v...
    

Chữ Mộc bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Nhìn vào chữ có dạng Hán-Nôm nhưng đó lại là chữ Việt viết ngược.
(Rất tiếc, hình quá mờ nên không đưa lên trang web được)

 Ngoài ra trong một số tranh Thư Pháp còn có hình ảnh minh họa về thiên nhiên, trong đó phần tranh có thể chiếm khoãng không gian lớn hơn phần chữ. Với đặc trưng nầy Thư Pháp trở thành Thư Họa.

Trong một số người viết thư Pháp, có nhiều người là họa sĩ, họ thường biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ. Lối viết nầy rất khó. Thí dụ như :
Ta có thể hình dung ra được khuôn mặt của Ðức Phật
Sau đây là chữ "Phật" của Trần Bá Linh:

Chữ "Lệ rơi" của Tuấn Hạ :
Và cuối cùng là chữ "Mẹ" của Chính Văn:
Nếu ta nhìn kỷ thì có thể "thấy" hình dáng người mẹ tóc dài xõa lưng, đứng đưa lưng lại và dang tay ra để đở một đứa bé, đứa bé nầy nhìn ngang, nằm co lại như còn trong bụng mẹ.
Sách tham khảo và trích lục:
-Sổ tay thư pháp của KTS Nguyễn Thanh Sơn. Nhà xuất bản Văn Nghệ TP HCM.
-Hồn chữ Việt, Về nghệ thuật thư pháp của Thiện Duyên, Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận ? TP HCM.
-Hướng dẫn viết thư pháp của Phạm Thanh Hiệp. Câu Lạc Bộ Yêu Thích Thư Pháp Quận I, TP HCM.
-Thư pháp nhập môn, tập I và II của Trung Tâm văn hóa quận 8, Câu Lạc Bộ Thư Pháp, Phạm Công Út biên soạn.


bài viết sưu tầm tại Website http://nguyentl.free.fr

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

ý Nghĩa các món quà tặng

 - Khăn choàng: Anh là của em và em không muốn mất anh

- Nhẫn: Anh thỉnh cầu em

- Sổ ghi nhật ký: Không có gì bí mật giữa chúng ta cả

- Bật lửa: Anh là mối tình đầu của em

- Khăn tay: Hãy quên anh (em) đi!

- Bức ảnh của "người ấy": Hãy nhớ anh (em) mãi mãi

- Son môi: I want a kiss

- Khung ảnh: Tình yêu của em và của anh là bất diệt

- Dây đeo chìa khoá: Em đã bị anh "tóm" rồi nhé!

- Album ảnh: Cho những kỷ niệm của chúng ta

- Kẹo: Tình yêu ngọt ngào

- Bút: Chúc anh (em) may mắn

- Đồng hồ đeo tay: Hãy để anh là một phần cuộc sống của em

- Gấu bông: Lời đề nghị, cầu hôn

- Thuốc lá: Em không thích anh

- Sách: Em muốn tìm hiểu về anh hơn

- Nước hoa: Anh muốn nhớ mùi hương của em

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Một Số Câu Thơ về Thầy Cô nhân dịp 20 -11( Ngày Nhà Giáo Việt Nam_)



Dẫu còn nhiều lo toan trong cuộc sống, nhưng hình ảnh của thầy cô giáo vẫn sáng ngời, vượt mọi gian truân, khó khăn để vun đắp cho sự nghiệp “trồng người”...
1 .Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương
Trên bục giảng cùng bảng đen phấn trắng
Mỗi thầy cô là một tấm gương soi
Phấn trắng cho em kiến thức vào đời
Bảng đen giúp em nhớ về cội nguồn cuộc sống

2.Tôn sư trọng đạo

3.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


4.Ân sư vĩnh ký

5.Dòng sông sâu con sào dài đo được
Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la

6.Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

7.Ơn của thầy bao la vô tận
Biển rộng sông dài có sánh được đâu

8 .Chân trời góc bể có lúc tận cùng
Ơn thầy cô không bao giờ cùng tận


9. Ân truyền thụ minh tâm khắc trí
Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm

10.Mai đây trên bước đường dài
Công thành danh toại nhớ hoài ơn cô

11.Lời cô giảng dạy khuyên răn
Là hành trang của tháng năm vào đời

12.Ơn thầy vời vợi non cao
Học trò khắc cốt ghi sâu suốt đời

13.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầ
ng tri thức trăng tròn ước mơ

14.Người bắt cầu đưa em sang sông
Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người

15.Em vẫn biết đời người là hữu bạn
Nhưng lòng cô là vô hạn tình người

16.Dẫu mai đi trọn phương trời
Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi

17.Cảm ơn thầy cho em tất cả
Người cho em cuộc sống muôn màu

18.Thầy cô luôn là ngọn đèn soi sáng
Dẫn lối em đi đến những ước mơ

19.Bàn tay thầy mòn mỏi viên phấn trắng
Gánh tình thương rong ruổi khắp học đường

20.Phượng hồng treo giữa tiếng ve
Hành trình vạn nẻo vẫn nghe lời thầy

21.Thầy ơi con trẻ khắc ghi
Người hao mòn sức cũng vì chúng con

22.Ơn truyền trao hôm nào đang còn đó
Nghĩa thầy trò muôn một vẫn còn đây


23.Thầy đã vun xới ước mơ
Con đã thực hiện giấc mơ của người

24.Âm vang lời giảng hôm nào
Ngày nay con đọng dạt dào thầy ơi

25.Thầy là người bố thứ hai
Đỡ nâng con trẻ nên tài đức nhân

26.Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền

27.Ơn cô ươm xanh vườn trí thức
Nghĩa thầy dìu dắt đến tương lai

28.Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

29.Thầy cô luôn là điểm tựa
Để chúng em vững bước mai sau

30.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Mười hai năm học đong đầy tình thương

31.Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay

32.Thầy như ánh nắng lung linh
Thầy là ngọn đuốc quang minh con tầm

33.Lời cô khuyên bảo dặn dò
Chắc chiu tình mẹ chuyến đò trí nhân

34.Khôn nguôi nỗi nhớ người xưa
Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

35.Ngọc bất trắc bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý

36.Dù cho tung cánh muôn phương
Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không quên

37.Bụi thời gian không làm mờ trang sách
Chỉ mái tóc thầy vắt điểm hoa tiêu

38.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầng tri thức trăng tròn ước mơ

39.Em vẫn biết đời người là hữu bạn
Nhưng lòng cô là vô hạn tình thương

40.Cảm ơn thầy dạy em lẽ phải
Những điều hay trong sáng thơ ngây

41.Cám ơn thầy cho em tất cả
Thầy cho em cuộc sống muôn màu

42.Thầy cô luôn là điểm tựa
Để chúng em vững bước mai sau

43.Chùa xưa tan vào mây trắng
Ơn thầy con vẫn mang theo

44.Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

45.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầng trí tuệ trăng tròn ước mơ

46.Dù cho tung cánh muôn phương
Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không phai

47.Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

48.Con đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa
Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

49.Thương hoài ghế gỗ bàn nâu
Ấm hơi bè bạn chụm đầu sớm trưa

50.Chiều nay nắng đọng bên đường
Ôm hoài vọng cũ vấn vương lời thầy

51.Thầy tôi vóc dáng hao gầy
Đem nguồn sinh lực truyền đầy tuổi thơ

52.Tuổi thơ con gọi thầy cô
Bạc đầu con vẫn lạy thầy thưa cô

53. Thầy trút hết tâm vầng trăng khuyết
Mong đời đầy đặn mảnh trăng non

54.Hồn quê hồn nước hồn sông núi
Dáng chữ dáng thầy dáng tương lai

55.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ba công đức ấy sánh tày biển Đông

56.Mùa thu rêu phong tường cũ
Lá me lả tả cuối thềm
Có đàn sẻ về đây ngủ
Nghe lời cô giảng dịu êm

57.Mai xa rồi ta gửi lại trường xưa
Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng
Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết
Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

58.Đò xưa lớp lớp muôn dòng chảy
Trò nay dâng kính vạn đóa hồng
Con đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa
Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

59.Ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức
Nghĩa cô dắt trò đến biển yêu thương
Người bắc cầu đưa em sang sông
Dẫu nghìn năm luôn nhớ công ơn người

60.Phượng rơi gợi nhớ những chiều
Bạn bè chung bước ôi nhiều thân thương
Ơn thầy soi lối mở đường
Trường xưa yêu dấu vấn vương bao ngày

61.Thầy là ông lái đò
Tôi là lữ khách học trò sang sông
Mai kia xoay bắc trở đông
Lòng tôi vẫn nhớ về ông lái đò

62.Cô là người gieo ánh sáng,
Cho chồi em xanh tươi
Cô là người khơi suối nước.
Cho sông em lớn trôi

63.Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết
Công ơn người thầy

64.Mai xa rồi ta gởi lại trường xưa
Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng
Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết
Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

65.Chân trời góc biển có lúc tận cùng
Chỉ có công ơn thầy cô vô cùng tận
Khôn nguôi nỗi nhớ ngày xưa
Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

66.Đường đời vạn nẻo vui buồn
Trong đầu con vẫn luôn luôn có thầy
Hình cô đậm nét tim này
Đưa con qua những chuỗi ngày khó khăn

67.Phổ biến văn chương muôn thuở ghi tâm ân giáo hóa
Lưu truyền đạo đức ngàn thu khắc cốt nghĩa khai thông

68.Con phương xa từ nửa vòng trái đất
Vẫn nặng lòng với lời giảng thầy cho
Thầy còn đó âm thầm như bến đợi
Đến giảng đường chờ đợi những đứa con xa
Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons