Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010

Một Số Câu Thơ về Thầy Cô nhân dịp 20 -11( Ngày Nhà Giáo Việt Nam_)



Dẫu còn nhiều lo toan trong cuộc sống, nhưng hình ảnh của thầy cô giáo vẫn sáng ngời, vượt mọi gian truân, khó khăn để vun đắp cho sự nghiệp “trồng người”...
1 .Tạ ơn thầy đã dẫn con vào rừng trí thức
Cảm nghĩa cô đã dắt trò đến biển yêu thương
Trên bục giảng cùng bảng đen phấn trắng
Mỗi thầy cô là một tấm gương soi
Phấn trắng cho em kiến thức vào đời
Bảng đen giúp em nhớ về cội nguồn cuộc sống

2.Tôn sư trọng đạo

3.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


4.Ân sư vĩnh ký

5.Dòng sông sâu con sào dài đo được
Lòng người đưa đò ai biết được sự bao la

6.Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

7.Ơn của thầy bao la vô tận
Biển rộng sông dài có sánh được đâu

8 .Chân trời góc bể có lúc tận cùng
Ơn thầy cô không bao giờ cùng tận


9. Ân truyền thụ minh tâm khắc trí
Nghĩa sinh thành tạc dạ lưu tâm

10.Mai đây trên bước đường dài
Công thành danh toại nhớ hoài ơn cô

11.Lời cô giảng dạy khuyên răn
Là hành trang của tháng năm vào đời

12.Ơn thầy vời vợi non cao
Học trò khắc cốt ghi sâu suốt đời

13.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầ
ng tri thức trăng tròn ước mơ

14.Người bắt cầu đưa em sang sông
Dẫu ngàn năm vẫn nhớ câu ơn người

15.Em vẫn biết đời người là hữu bạn
Nhưng lòng cô là vô hạn tình người

16.Dẫu mai đi trọn phương trời
Những lời thầy dạy đời đời khắc ghi

17.Cảm ơn thầy cho em tất cả
Người cho em cuộc sống muôn màu

18.Thầy cô luôn là ngọn đèn soi sáng
Dẫn lối em đi đến những ước mơ

19.Bàn tay thầy mòn mỏi viên phấn trắng
Gánh tình thương rong ruổi khắp học đường

20.Phượng hồng treo giữa tiếng ve
Hành trình vạn nẻo vẫn nghe lời thầy

21.Thầy ơi con trẻ khắc ghi
Người hao mòn sức cũng vì chúng con

22.Ơn truyền trao hôm nào đang còn đó
Nghĩa thầy trò muôn một vẫn còn đây


23.Thầy đã vun xới ước mơ
Con đã thực hiện giấc mơ của người

24.Âm vang lời giảng hôm nào
Ngày nay con đọng dạt dào thầy ơi

25.Thầy là người bố thứ hai
Đỡ nâng con trẻ nên tài đức nhân

26.Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền

27.Ơn cô ươm xanh vườn trí thức
Nghĩa thầy dìu dắt đến tương lai

28.Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

29.Thầy cô luôn là điểm tựa
Để chúng em vững bước mai sau

30.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Mười hai năm học đong đầy tình thương

31.Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay

32.Thầy như ánh nắng lung linh
Thầy là ngọn đuốc quang minh con tầm

33.Lời cô khuyên bảo dặn dò
Chắc chiu tình mẹ chuyến đò trí nhân

34.Khôn nguôi nỗi nhớ người xưa
Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

35.Ngọc bất trắc bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý

36.Dù cho tung cánh muôn phương
Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không quên

37.Bụi thời gian không làm mờ trang sách
Chỉ mái tóc thầy vắt điểm hoa tiêu

38.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầng tri thức trăng tròn ước mơ

39.Em vẫn biết đời người là hữu bạn
Nhưng lòng cô là vô hạn tình thương

40.Cảm ơn thầy dạy em lẽ phải
Những điều hay trong sáng thơ ngây

41.Cám ơn thầy cho em tất cả
Thầy cho em cuộc sống muôn màu

42.Thầy cô luôn là điểm tựa
Để chúng em vững bước mai sau

43.Chùa xưa tan vào mây trắng
Ơn thầy con vẫn mang theo

44.Chữ thầy trong cõi người ta
Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

45.Ơn cô tô điểm vàng son
Tỏa vầng trí tuệ trăng tròn ước mơ

46.Dù cho tung cánh muôn phương
Ơn thầy nghĩa bạn tình trường không phai

47.Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

48.Con đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa
Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

49.Thương hoài ghế gỗ bàn nâu
Ấm hơi bè bạn chụm đầu sớm trưa

50.Chiều nay nắng đọng bên đường
Ôm hoài vọng cũ vấn vương lời thầy

51.Thầy tôi vóc dáng hao gầy
Đem nguồn sinh lực truyền đầy tuổi thơ

52.Tuổi thơ con gọi thầy cô
Bạc đầu con vẫn lạy thầy thưa cô

53. Thầy trút hết tâm vầng trăng khuyết
Mong đời đầy đặn mảnh trăng non

54.Hồn quê hồn nước hồn sông núi
Dáng chữ dáng thầy dáng tương lai

55.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
Ba công đức ấy sánh tày biển Đông

56.Mùa thu rêu phong tường cũ
Lá me lả tả cuối thềm
Có đàn sẻ về đây ngủ
Nghe lời cô giảng dịu êm

57.Mai xa rồi ta gửi lại trường xưa
Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng
Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết
Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

58.Đò xưa lớp lớp muôn dòng chảy
Trò nay dâng kính vạn đóa hồng
Con đò cũ vẫn miệt mài sớm trưa
Vượt sóng gió đưa bao dòng lữ khách

59.Ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức
Nghĩa cô dắt trò đến biển yêu thương
Người bắc cầu đưa em sang sông
Dẫu nghìn năm luôn nhớ công ơn người

60.Phượng rơi gợi nhớ những chiều
Bạn bè chung bước ôi nhiều thân thương
Ơn thầy soi lối mở đường
Trường xưa yêu dấu vấn vương bao ngày

61.Thầy là ông lái đò
Tôi là lữ khách học trò sang sông
Mai kia xoay bắc trở đông
Lòng tôi vẫn nhớ về ông lái đò

62.Cô là người gieo ánh sáng,
Cho chồi em xanh tươi
Cô là người khơi suối nước.
Cho sông em lớn trôi

63.Dẫu đếm hết sao trời đêm nay
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi
Nhưng ngàn năm làm sao em đếm hết
Công ơn người thầy

64.Mai xa rồi ta gởi lại trường xưa
Ơn thầy cô với bao điều thầm lặng
Dẫu không nói nhưng lòng ta tự biết
Suốt cuộc đời ta nợ một niềm tin

65.Chân trời góc biển có lúc tận cùng
Chỉ có công ơn thầy cô vô cùng tận
Khôn nguôi nỗi nhớ ngày xưa
Sông trôi bến cũ người đưa chuyến đò

66.Đường đời vạn nẻo vui buồn
Trong đầu con vẫn luôn luôn có thầy
Hình cô đậm nét tim này
Đưa con qua những chuỗi ngày khó khăn

67.Phổ biến văn chương muôn thuở ghi tâm ân giáo hóa
Lưu truyền đạo đức ngàn thu khắc cốt nghĩa khai thông

68.Con phương xa từ nửa vòng trái đất
Vẫn nặng lòng với lời giảng thầy cho
Thầy còn đó âm thầm như bến đợi
Đến giảng đường chờ đợi những đứa con xa

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Những câu thư phá hay chủ đề về Cha


138.Cha đưa cả tấm lưng gầyChở che con được tới ngày hôm nay

139.
Cha là tất cả cha ơi !
Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng

140.Cha là tất cả cha ơi !
Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thưong

141.Khi con tát cạn biển Đông
Thì con mới hiểu tấm lòng của cha

142.Cha là bầu trời, con là hạt bụi
Con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời

143.Cha tôi lắm nỗi gian nan
Vì con cơ cực chẳng màng tấm thân
( Tháng ngày phiêu linh)

144.Cha ơi bóng cả cây cao
Chở che con những lao đao cuộc đời

145.Cám ơn thượng đế
Cho con còn có người cha bên đời

146.Thương cha trọn một đường cày
Vì con nhận hết đắng cay phần mình

147.Cha là một dãi ngân Hà
Con là giọt nước sinh ra đầu nguồn

148.Tình thương cho con là tất cả
Là nỗi niềm ấp ủ cuộc đời cha

149.Thân con kiến tạo từ cha
Cha ban con kiếp mặn mà thế nhân

150.Cha là núi cả trên cao
Con là sỏi đá đi vào trần gian

151.Công cha như bản tình ca
Muôn đời diệu thỏa ngân nga thân tình

152.Tấm lòng cha một đời con đâu hiểu
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào

153.Giữa cuộc đời còn nhiều trắc trở
Cha dạy con bằng chính cuộc đời cha

154.Cha cho con tình yêu thương cuộc sống
Là mây trời lồng lộng chở che con

155.Cha thường thức với sao khuya
Câu thơ chén rượu đầm đìa quê hương

156.Con sẽ sống với những gì cha mong ước
Hãy tin con! Cha mãi mãi trong long

157.Nay con lớn hai màu tóc
Thấm thía đời nước mắt của cha

158.Mồ côi cha đăm đăm nhỏ giọt
Con níu giọt mồ hôi đứng dậy làm người

159.Cha là bóng cả ngã che con
Là cả tình thương chẳng xói mòn

160.Thảnh thơi tùng trúc xanh nguồn cội
Mây trắng đầu non tựa dáng cha

161.Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay

162.Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa bên đời của con

163.Công cha như núi như non
Hy sinh tất cả cho con nên người

164.Mỗi lần qua một lần thương nhớ
Bóng cha già cằn cỗi tóc bạc phơ

165.Cha là cội gốc tàn khô
Cho con vượt sóng hải hồ bốn phương

166.Bên mi ướt đẫm giọt sầu
Thương cha trăm tuổi sợ câu giã từ

167.Một tiếng ơn cha mềm lòng sỏi đá
Một tiếng phụ thân rúng động từ nghiêm

168.Nguyện xin đất rộng trời cao
Cho cha khỏe mạnh mãi còn với con

169.Dù con đi suốt cả đời
Không sao đi hết biển trời tình cha

170.Đôi khi ta thấy cội già vô dụng
Nhưng khi cây rụng rồi ta lại thấy bơ vơ

171.Ơn dưỡng dục trọn đời ghi khắc mãi
Nghĩa sinh thành muôn kiếp không phai

172.Khi cha còn tôi còn tất cả
Cha đi rồi tất cả cũng đi
Cha đi tôi chẳng còn gì
Bơ vơ đến cả đường đi lối về

173.Cha đậm ơn sâu tựa đất trời
Nuôi con lao nhọc chẳng này vơi
Mở vòng tay lớn ôm con trẻ
Dẫn dắt con đi suốt cuộc đời

174.Lòng cha yêu con thâm trầm biết mấy
Nén niềm đau quất trận roi đòn
Hiện tướng dữ dạy răn điều phải quấy
Trao gia tài đạo đức nào hơn

175.Bên mi ướt đẫm giọt sầu
Thương cha trăm tuổi sợ câu giã từ
Nguyện cho đất rộng trời cao
Cho cha khỏe mạnh mãi còn với con

176.Tình thương cho con là tất cả
Là nỗi niềm ấp ủ cuộc đời cha
Tấm lòng cha một đời con đâu hiểu
Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào

177.Cha đưa cả tấm lưng gầy
Chở che con được tới ngày hôm nay
Cha là tất cả cha ơi !
Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng

178.Cha tôi lắm nỗi gian nan
Vì con cơ cực tháng ngày phiêu linh
Cha là tất cả cha ơi !
Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thong

179.Cha ơi bóng cả cây cao
Chở che con những lao đao cuộc đời
Cha cho con tình yêu thương và cuộc sống
Là mây trời lồng lộng chở che con

180.Nay con lớn hai màu tóc
Thấm thía đời nước mắt của cha
Con sẽ sống với những gì cha mong ước
Hãy tin con! Cha mãi mãi trong long

181.Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa bên đời của con
Cha là cội gốc tàn khô
Cho con vượt sóng hải hồ bốn phương

182.Nguyện xin đất rộng trời cao
Cho cha khỏe mạnh mãi còn với con

183.Một tiếng ơn cha mềm lòng sỏi đá
Một tiếng phụ thân rúng động từ nghiêm


184.Cha có nghĩa là khởi đầu cho sức mạnh, ý chí và niềm tin
Tình Cha
185.Buồn hay vui cha cũng cam để dạ
Khóc hay cười cha để cả trong tim
Như đại dương lòng biển cả lặng im
Trong sâu thẳm tiềm tàng nhiều bí ẩn

186.Công dưỡng dục suốt một đời lận đận
Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm
Bên đời con cha một bóng âm thầm
Luôn che chở bằng bóng râm mát dịu

187.Rồi mai kia trên đường đời muôn dặm
Con mới hay sâu thẳm tấm lòng cha
Luôn bao la và cũng rất mặn mà
Tình cha đó ngàn năm vang vọng mãi

Lời Cha dặn dị
188.Mai con lớn, con phải sống một cuộc đời đáng sống
Ngẩng cao đầu đối phó mọi gian nan
Sống kiên cường không một tiếng thở than
Sống đúng nghĩa để tỏ ra con là người đáng sống

189.Phải sống trong vòng lễ giáo
Kính tổ tiên và hiếu thảo mẹ cha
Yêu họ hàng nội ngoại cả hai nhà
Dùng nhân ái giữ khí hòa gia đạo

190.Là người Con phải biết yêu nòi giống
Xa quê hương nhưng vẫn nhớ nước non nhà
Dẫu đi vạn nẻo đường xa
Ở đâu cũng phải rạng danh giống dòng

191.Cha già rồi chỉ có vài điều ước vọng
Mong sao con dù gái hay trai
Làm sao nở mặt nở mày
Để cha toại nguyện trọn niềm ước mong

Một số câu Thư Pháp chủ đề Mẹ

192
Nếu có bao giờ con yêu mẹ
Hãy yêu đi khi mẹ còn đây
Còn biết được những dòng tình cảm
Ngọt ngào êm dịu lẫn nồng say

193.Hãy yêu đi khi mẹ còn biết
Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu quý lên bia đá
Mỹ từ trên phiến đá vô tri

194.Hãy nói lên điều con muốn nói
Đừng chờ đến lúc mẹ ngủ say
Một giấc ngủ không bao giờ dậy
Ngàn năm ngăn cách chẳng ngày mai

195.Đó là chia ly là tử biệt
Chẳng bao giờ nghe được tiếng con
Nếu yêu mẹ dù là một chút
Hãy nói đi khi mẹ sống còn

196.Nói đi con lời nào yêu dấu
Cả tấm lòng hiếu thảo của con
Để mẹ nâng niu như bảo vật
Cho tình mẫu tử thắm như son


197.Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

198.Đưa con qua nỗi ưu phiền
Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời

199.Mẹ nằm chỗ ướt canh sương
Chỗ khô lót tiếng ru nhường con thơ

200.Ai người chia bớt sự buồn
Mẹ con gánh mãi hoàng hôn một mình

201.Mẹ cho con một lời ru không mỏi mệt
Vì chỗ bắt đầu từ ngưỡng cửa lời ru

202.Bao la sóng nước biển Đông
Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi

203.Dấu chân mẹ dãi dầm thân cát bụi
Gánh tình thương rong ruổi giữa chợ đời

204.Nửa đời phiêu bạc tha phương
Bóng quê dáng mẹ trĩu vương tấc long

205.Dù đi trăm núi nghìn sông
Vẫn không ra khỏi tấm lòng mẹ tôi

206.Dẫu  con đi hết cuộc đời
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru

207.Hương thơm vạn đóa hoa hồng
Đâu bằng tình mẹ mặn nồng trong con

208.Nhớ đến mẹ một khung trời rộng mở
Chan chứa đầy hơi ấm của yêu thong

209.Con đi khắp vạn nẻo đường
Giờ con mới hiểu tình thường mẹ hiền

210.Cuộc đời lắm nỗi đắng cay
Nuôi con đâu kể tháng ngày gian nan

211.Người con yêu quý nhất trên đời
Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu

212.Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không

213.Nhìn lên vách con khóc thầm với  bóng
Mẹ bây giờ hiểu mẹ ngày xưa

214.Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá
Sao đong đầy hai tiếng Mẹ ơi!

215.Trong tâm tưởng muộn màng con viết
Lời cầu mong mẹ còn mãi trên đời

216.Trùng dương câu hát hiền hòa
Mẹ hiền ru giữa bao la muôn trùng

217.Đêm con về xin cho yên giấc ngủ
Của một đời mẹ tần tảo cưu mang

218.Trăng trôi thấp thoáng mù khơi
Quê nhà còn mãi những lời mẹ ru

219.Tương lai của con
Là công trình của mẹ

220.Mẹ ơi nước mắt chan hòa
Lời ru của mẹ ngân nga một đời

221.Mẹ là hoa mẹ là hương
Mẹ là nguồn cội tình thương nhiệm mầu

222.Tình mẹ trãi khắp muôn phương
Mang mùa thu đến muôn đường con đi

223.Ví mà con đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười

224.Trần gian sương khói bơ phờ
Mất mẹ rồi đời hết ngây thơ

225.Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió
Mẹ là trời con là giọt sương rung
( Xuân Diệu)

226.Ầu ơ … bài học vỡ lòng
Mẹ ru con ngủ một dòng sữa thơm
(ST)
227.Lặng nhìn sợi tóc như sương
Vương lên đầu lược mà thương mẹ già

228.Con ngoan rồi đấy mẹ ơi
Ước gì tóc mẹ bạc rồi lại xanh

229.Hy sinh tất cả quên gian khổ
Lòng mẹ là trời vạn nhớ thong

230.Mẹ đừng quá nhiều thương nhớ
Kẻo tóc bạc rồi nay lại bạc thêm

231.Trăm năm tóc mẹ còn bay
Ngàn năm tình mẹ sống đầy trong con

232.Cho dù xa cách biển Đông
Mênh mong tình mẹ ngát lòng đại dương

233.Mẹ ơi ! dài rộng nghĩa tình
Vắt khô bầu sữa nên hình hài con

234.Hoa này tàn thì hoa khác nở
Mất mẹ rồi biết thưở tìm đâu

235.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

236.Xin ấp ủ trọn đời tình mẹ
Bóng mẹ hiền giữa trái tim con

237.Một đời gánh nắng gánh mưa
Mòn vai mà mẹ vẫn chưa yên long

238.Lời ru mẹ vẫn bên mình
Chữ tâm cho suốt hành trình con đi

239.Nuôi con mãn kiếp quên thân xác
Ơn mẹ ngàn đời mãi vấn vương
( Khắc ghi)

240.Mẹ hiền mang nặng đẻ đau
Chỉ mong con lớn con mau nên người

241.Con hãy nói rằng con thương mẹ
Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi

242.Tình biển mực trào ân sữa mẹ
Bút lòng chữ đọng nghĩa nguồn quê

243.Cúi đầu mong mẹ thứ tha
Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng

244.Mẹ nghèo nón lá tả tơi
Mong sao con trẻ vào đời bình yên

245.Mẹ là tất cả là cho đi
Không đòi lại bao giờ…

246.Mẹ là cả một trời thương
Mẹ là cả một thiên đường trần gian

247.Ai bảo em cuộc đời không đẹp
Khi em còn có mẹ trên đời

248.Con xin hóa kiếp loài chim trắng
Nhặt tóc tơ sương mẹ giữa đời

249.Đưa kim qua nỗi ưu phiền
Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời

250.Cánh cò cõng nắng cõng mưa
Mẹ tôi cõng cả bốn mùa gió sương

251.Biển đời bão tố gian nan
Mẹ là bến đổ bình an con về
252.Dẫu con đi khắp muôn phương
Không gì sánh được tình thương mẹ hiền
253.Hành trang tình mẹ ru hời
Nụ cười giọt lệ võng nôi thơ hồng
( Tâm Bình )

254.Mẹ đi quảng gánh trên vai
Mẹ về quảy cả tương lai con về

255.Mẹ và thơ mãi ngân vang
Xuống sông núi hát lên ngàn trổ bông

256.Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

257.Mẹ ru khúc hát ngày xưa
Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn

258.Lời ru như ánh mặt trời
Thắm muôn tia sáng chói ngời tim con
( Ánh Như )

259.Mẹ nằm chỗ ướt canh sương
Chỗ khô lót tiếng ru nhường cho con

260.Mênh mông tình mẹ thương ta
Xin hòa thành bản tình ca dâng đời

261.Con lớn lên trong mùi thơm sữa mẹ
Nguồn yêu thương đẫm ngọt nước mưa trong
( Ánh Như)

262.Thêm một người trái đất sẽ chật hơn
Nhưng thiếu mẹ thế gian đầy nước mắt

263.Mẹ hiền như suối trên ngàn
Cho con cho mãi chẳng màng tấm thân

264.Mẹ hiền từ trong mắt phật an nhiên
Đã soi xuống cả đời con ánh sáng

265.Một đời gióng đứt đòn cong
Vì ai vai lệch lưng còng mẹ ơi !

266.Mẹ mua cho con những nỗi niềm
Vui buồn ắt có, muộn phiền ắt không
( Bùi giáng)

267.Hình hài con khi còn là hạt bụi
Lớn lên dần qua tim mẹ bao dung
( Song Nguyên)
268.Sương xuân hong tóc màu hoa bưởi
Mẹ tỏa ngát hương suốt một đời

269.Như là giọt nắng hơi sương
Mẹ là hơi thở yêu thương bốn mùa

270.Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy


271.Mẹ là tạo hóa tháng ngày
Làm ra ngày tháng sâu dày đời con

272.Mẹ có nghĩa là bắt đầu cho sự sống
 cho tình yêu và hạnh phúc

273.Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

274.Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
( Xuân Quỳnh)

275.Ngậm ngùi nhớ thuở còn thơ
Trên lưng mẹ cõng vỗ bờ yêu thương
( Tuyết Mai )

276.Mẹ ơi , mẹ ơi, yêu mẹ suốt đời
Vì con yêu mẹ, con yêu phận người
( Trụ Vũ)

277.Con bật khóc lần đầu qua ngõ hẹp
Giọt buồn vui từ đó chảy thành sông

278.Mòn đôi vai của mẹ hiền
Gánh tình thương gánh muộn phiền cho con

279.Mẹ ơi ! Trong vạn hồn chiều
Con chưa thấu được chín chiều ruột đau
( Hồ Công Khanh)

280.Mẹ hiền như thể trăng sao
Một khi trăng ngã đất trời lung lay

281.Đừng để một ngày kia,
Mẹ mất đi giật mình mới khóc lóc.
Dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ
282.Nghĩ về mẹ trời luôn tươi sắc nắng
Hoa trong vườn không gió cũng xôn xao

283.Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá.
Sao đong đầy hai tiếng mẹ ơi !

284.Võng đưa ai hát xa vời
Tưởng như nghe được từng lời mẹ ru

285.Hoa này tàn hoa khác nở
Mất mẹ rồi biết thuở tìm đâu…
( TS. Nhất Hạnh)

286.Mẹ cho con một tình yêu không mỏi mệt
Vì chỗ bắt đầu từ ngưỡng cửa lời ru

287.Mênh mông lòng mẹ thương ta
Xin hòa thành bản tình ca dâng đời

288.Năm tháng xuôi dòng đời trôi lặng lẽ
Bến cũ con về thương nhớ mẹ mù khơi

.Chiếc thuyền mẹ chở bao la
Chở con, chở cả thiên hà chúng con

290.Hãy nói rằng con thương mẹ
Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi

291.Mẹ là hoa cỏ mùa xuân
Con như chim hót mừng vang ca

292.Mẹ đi gánh nước ban mai
Gánh hai ngọn núi với hai mặt trời

293.Còn mẹ đời càng thêm tươi
Con yêu mẹ quá nụ cười bao dung

294.Con về đây quỳ bên gối mẹ
Chợt thấy mình nhỏ bé biết bao nhiêu

295.Nuôi con thân mẹ héo gầy
Vì con mà mẹ lệ đầy viền mi

296.Mẹ là ngọn gió đưa êm
Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la

297.Mênh mông bát ngát đại dương
Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền
298.Ngàn năm hồ dễ ai thương mẹ
Như mẹ thương con giữa cuộc đời
299.Kiếp sau xin được làm người
Để nghe non nước vọng lời mẹ ru

300.Mẹ là biển cả bao la
Mẹ là câu hát chan hòa mến thương

301.Mẹ hiền mang nặng đẻ đau
Chỉ mong con lớn con mau nên người

302.Con về quỳ giữa quê hương
Thầm hôn lên những bước đường mẹ đi

303.Mẹ là đất mẹ là hoa
Mẹ là chân lý soi con sáng ngời

304.Mẹ là sữa ngọt quê hương
Rót vào thiên kỷ nguồn hương cho đời

305.Mẹ mang một nắng hai sương
Đem ra chợ đổi làm đường con đi

306.Hương thơm vạn đóa hoa hồng
Đâu bằng tình mẹ mặn nồng trong con

307.Tôi không khóc khi cài hoa trắng
Vì  trong hoa tôi thấy mẹ tôi cười

308.Ngó lên ngó xuống mà vui
Ngó về quê mẹ ngậm ngùi nhớ thương

309.Ôm con mẹ đếm sao trời
Đếm hoài không hết một đời long đong

310.Cuộc đời  lắm nỗi đắng cay
Nuôi con đâu kể tháng ngày gian nan

311.Con suốt đời là dòng sông nhỏ bé
Còn mẹ hiền là biển cả mênh mông

312.Nhớ đến mẹ một khung trời rộng mở
Chan chứa đầy hơi thở yêu thương

313.Mẹ vầng trăng sáng thiên thu
Soi đường con bước lãng du hải hà
314.Mẹ là tất cả mẹ ơi!
Trăm năm mẹ gánh đời con lưng còng

315.Ôi tình mẹ sao ngọt ngào đến thế
Dễ tràn trề sâu lắng nặng tim con

316.Vì con sống… mẹ suốt đời lam lũ
Vì con vui… mẹ gánh hết buồn đau

317.Mong con cuộc sống bình yên
Để mẹ lắm nỗi ưu phiền lắng sâu

318.Mẹ nghèo nón lá tả tơi
Mong sao con trẻ vào đời bình yên

319.Mẹ nghèo mưa dột mái tranh
Trải bao bất hạnh muôn phần gian truân

320.Sông quê con nước hiền hòa
Con xa lòng mẹ phong ba quê người

321.Bao năm gian khổ héo hon
Mẹ luôn cam chịu nuôi con nên người

322.Trải qua thập tử nhất sinh
Mẹ già sống mãi yên bình bên con

323.Đêm thu dưới ánh trăng vàng
Ngóng về quê mẹ lệ tràn bờ mi

324.Cảm ơn mẹ đã cho con dòng sữa
Cho niềm tin chan chứa giữa xuân đời

325.
Lời ru của mẹ thuở nào
Đưa con qua những sóng đời bể dâu

326.Thời gian nước cuốn xuôi dòng
Lòng con nhớ mẹ như sông chảy hoài

327.Mẹ già như bóng xế chiều
Trông chờ mắt mẹ cạn nhiều vì con

328.Mẹ già một nắng hai sương
Trải thân làm bóng mát đường con đi

329.Cúi đầu mong mẹ thứ tha
Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng

330.Sông sâu mãi nhớ về nguồn
Xa mẹ con vẫn như luôn bên người

331.Người con yêu quý nhất trên đời
Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu

332.Con về nhặt ánh hoàng hôn
Thắp lên nhớ mẹ bồn chồn mẹ ơi

333.Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

334.Hy sinh tất cả quên gian khổ
Lòng mẹ là trời vạn nhớ thương

335.Nhớ con tựa cửa chờ mong Mắt mờ khô mẹ trông con về
336.Vu lan đến thêm người cài hoa trắng
Trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi

337.Đôi khi ta thấy cội cây già vô dụng
Nhưng khi cây rụng rồi ta lại bơ vơ

338.Quê hương mỗi người chỉ một
như là chỉ một mẹ thôi
( Trung Quân)

339.Mẹ nghèo gom gánh ra rơm
Nuôi con ăn học để thơm tiếng đời

340.Dù ta đi trọn kiếp người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru

341.Mẹ ơi thời thanh xuân xanh của một đời
Thương con chẳng biết đánh rơi lúc nào

342.Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

343.Lưng cây đòn gánh mòn trơn
Lời tre khô khốc công ơn mẹ già

344.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ

345.Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Chính là mẹ đó tuyệt vời tình sâu

346.Ngàn năm tóc mẹ còn bay
Ngàn năm tình mẹ đong đầy trong con

347.Mỗi đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con

348.Theo thời gian sương pha màu tóc mẹ
Đôi vai gầy gánh trọn những lo toan

349.Mẹ như một nhánh mạ gầy
Hóa thân làm bát cơm đầy nuôi con

350.Mẹ đi theo ánh đạo vàng
Nguyện cầu cho mẹ Niết Bàn an vui

351.Đi khắp gầm trời không ai bằng mẹ
Nếm đủ cao lương muối vẫn hàng đầu

352.Đường đời còn rộng thênh thanh
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng rồi


353.Mẹ ơi ! Vạn nẻo con đường
Có đi mới hiểu tình thương mẹ hiền

354.Ngoài hiên nắng đẹp chiều tà
Trăm năm chúc mẹ vượt qua dễ dàng

355.Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm, tối viếng mới là đạo con

356.Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương

357.Mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày

358.Hãy nói đi rằng con yêu mẹ
Đừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Và cũng đừng khắc lên bia đá vô tri
Những mỹ từ mà con chưa hề nói

359.Hai vai mẹ gánh đầy huyền thoại
Tình yêu thương hào phóng đến vô cùng
Hình hài con khi còn là hạt bụi
Lớn lên dần qua tim mẹ bao dung

360.Tình mẹ thương con đậm đà biết mấy
Tuổi thơ nào đủ trí để nhận ra
Mê sự nghiệp đến hôm nào chợt thấy
Dáng mẫu từ phút chốc đã lìa xa

361.Mẹ đã về nơi cõi non bồng
Bỏ đàn con trẻ chốn trần gian
Biết tìm đâu nữa, tìm đâu nữa
Nhớ lại mẹ yêu nước mắt trào. ( vu lan)

362.Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Mênh mông bát ngát đại dương
Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền

363.Trùng dương câu hát hiền hòa
Mẹ hiền ru giữa bao la muôn trùng
Mẹ ơi ! Nước mắt chan hòa
Lời ru của mẹ ngân nga một đời

364.Học sói trán chưa viết tròn chữ mẹ
Đi mòn chân chẳng kịp điệu ví dầu
Nụ vô thường nở ra trời dâu bể
Câu tình ca hát mãi chẳng nên lời

365.Mẹ có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu tim con
Cái đóm lửa thiêng liêng
Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối


366.Ầu ơ… bài học vỡ lòng
Mẹ ru con ngủ một dòng sữa thơm
Con là sáo mẹ là ngàn vạn gió
Mẹ là trời con là giọt sương rung

367.Mẹ ơi ! Dài rộng nghĩa tình
Vắt khô bầu sữa nên hình hài con
Xin ấp ủ trọn đời tình mẹ
Bóng mẹ hiền giữa trái tim con

368.Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Mẹ hiền như thể trăng sao
Một khi trăng ngã đất trời lung lay

369.Vì con sống… mẹ suốt đời lam lũ
Vì con vui … mẹ gánh hết buồn đau
Mong con cuộc sống bình yên
Để mẹ lắm nỗi ưu phiền lắng sâu

370.Ai bảo em cuộc đời không đẹp
Khi em còn có mẹ trên đời
Mẹ có nghĩa là duy nhất, một bầu trời
Một mặt đất, một vầng trăng


371. Vất vả tinh sương gánh chợ xa
Mẹ tôi còm cõi tấm thân già
Áo sờn tơi tả màu năm tháng
Gió đẫm mồ hôi lạnh cắt da
Bước chân bươn chải chừng run rẩy
Mấy bận đường xa đã mệt nhoà
Một bước chập chùng thêm một bước
Một đời bóng mẹ gió sương pha

372.Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng rồi
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương

373.Mẹ ơi một nắng hai sương
Ru con khoan nhặt đoạn trường khúc ca
Cuối song đầu chợ bôn ba
Nuôi con tóc bạc nếp già hằn sâu

374.Văn hiến bốn nghìn năm giọt nước mắt trăng rằm
Mùa vu lan nhớ mẹ mưa dầm ngọn lá râm

375.Trong hương khói vu lan nguyện cầu cho mẹ
Xin đóa hồng cài áo mãi trinh nguyên

376.Mênh mông bát ngát đại dương
Cũng không sánh được tình thương mẹ hiền

377.Con ra đời mẹ nhé, con yêu mẹ nhất trên đời!
Muôn ngàn năm sau nữa con cõng mẹ đi chơi

378.Người cho con một tình yêu không mỏi mệt
Vì chỗ bắt đầu là ngưỡng cửa lời ru

379.Trong vũ trụ có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ
380.Mẹ Tôi
Mẹ là cả một trời thương
Mẹ là cả một thiên đường trần gian
Mẹ là ngọn gió đưa êm
Mẹ là dòng suối mơ huyền bao la
Mẹ là đất mẹ là hoa
Mẹ là chân lý soi con sáng ngời
Mẹ là vầng trăng sáng thiên thu
Mẹ là bến đổ bình an con về
Mẹ là nguồn cội thình thương nhiệm mầu
Mẹ là tất cả… mẹ ơi !

Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010

Triễn lãm tranh Thuỷ Mặc tại Hội Mỹ Thuật Tp.HCM

Triễn lãm tranh Thuỷ Mặc tại Hội Mỹ Thuật Tp.HCM

( Thứ Tư, 24/8/2011, 11:42 )
Sáng 23/8/2011, Hội Mỹ Thuật Tp.HCM đã khai mạc chương trình triển lãm dành cho những người yêu thích Tranh Thuỷ Mặc. Chương trình đã thu hút đông đảo quần chúng tham dự.





Tác phẩm của Hoạ sĩ Trương Lộ



Hoạ sĩ Nông Đoàn ( Nhà Thư pháp Nông Sinh ) bên tác phẩm của mình.











Tin & ảnh : Ngọc Lâm

Tùy Phong Nguyễn Thanh Hải - Nghìn trùng ... con chữ Việt

inChẳng biết duyên cớ nào mà em lấy hiệu là Tùy Phong, không biết có phải là mê cái nhân vật Tùy Phong trong phim Thập Diện mai Phục của Tàu không nữa. Nhưng cái tên ấy hay, rất ấn tượng với tôi. Ở đời, sống được vơi cái chữ "Tùy" tưởng dễ mà thật khó vô cùng. Có kẻ cố tình "tùy" mà tùy chẳng được. Lại có người sinh ra là đã như ngấm thiền từ trong bụng mẹ, ai nói gì làm gì cũng đều "tùy" tất. Chữ ấy đặt trước chữ "phong’, làm nên cái vẻ gì đó vừa kiêu hùng lại vừa kiêu bạc, nhưng cũng thật chẳng thiếu cái chất thơ và chất tình trong ngút trùng phiêu lãng.


Tùy Phong Nguyễn Thanh Hải


Nhưng tôi thì nghi lắm! Nghĩ về Hải, tôi cứ nghi nghi là em khó mà theo được cái nghĩa của hai chữ Tùy-Phong. Nhưng có một điều em làm tôi tin, tin vô cùng, đó là tình yêu của em dành cho con chữ Việt, nhất là những con chữ Việt được viết bằng bút lông chấm mực tàu. Không nhớ hết có bao lần tôi và em ngồi nói chuyện với nhau về cái thứ tình yêu ấy. Và tôi hiểu, đằng sau cái mạo dáng to cao, phốp pháp của Hải, là cả một suy tư trầm lắng, không có chỗ cho sự ồn ào huyên náo, không có chỗ cho ganh đua hôi lợi bòn danh. Cái điều tưởng như "vớ vẩn' ấy, mà ít ai trong giới pháp pháp thư thư có được, họa chăng có có cũng chỉ là... có giả vờ mỗi khi tết đến xuân về, ra vỉa hè Văn Miếu ngồi tỏ ra vẻ ấy để lừa con cháu sinh viên học sinh thôi. Chứ trong lòng thì rộn như mở cờ thúc trống khi nghe ai đó phỉnh cho vài tiếng.

Tùy Phong là con của vùng đất sông Âm, miền tây Xứ Thanh. Đồn rằng, vùng đất ấy, thuở rừng lim còn làm dựng tóc gáy kẻ đi đêm, huyền thoại và truyền thuyết nơi vùng đất ấy nhiều đến nỗi nông phu có thể lượm nhặt dưới luống cày! Người có chữ, có văn thì nói, vùng đất ấy văn chương nhiều hơn lúa gạo. Tôi phàm phu tục tử thì nói toạc ra rằng, đó là mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi. Thế mà, kì lạ thay, cứ như tạo hóa thích đùa, cứ hễ nơi đâu nghèo đến xác xơ trơ cành trọc lá, thì những nơi ấy đều phát tích một cái gì đó rất dị kỳ. Người nào chưa từng đến quê Thanh, chưa đặt chân đến những vùng đất như thế, sẽ rất khó hình dung về cái bạc của đất lẫn trời. Nên ai đó thoát ra khỏi được lũy tre làng, khoác được bộ y cánh trí thức trên vai, họ cũng sẽ là kỳ nhân cả. Chí ít là trong mắt tôi như thế. Cứ nhớ cái thuở nào nơi quê hương ấy, chúng tôi chưa đến nỗi phải chết đói, dù ăn ghế ăn độn rau má rau bần vắt sữa xanh xao, nhưng chết hụt vì tệ nạn đến cả chục lần. Nên giờ nhìn thấy ai cũng thấy mừng mừng tủi tủi.

Chả biết có phải Tùy phong bị nhiễm cái linh khí của ngút trùng ái bạc ấy không, nhưng con chữ của em thì đầy những ngoắt nghoéo đẩy đưa. Chữ của em trông kỹ nó cứ giống như nồi cơm của người quê Xứ Thanh trong ngày giáp hạt, độn ghế đủ loại trên đời! Tý của người này, tý của người khác và một tý nữa là của riêng em ấy. Nên khi viết ra, nom xa thì khí phách, ngó gần thì ẻo ợt, vì chữ Quốc ngữ viết bằng bút lông của em nó quá nhiều nét dày mỏng đan nhau, nhưng lại chưa bật ra được cái tính cách cá nhân, vì thế mà nó rơi vào cái nhóm chung chung của đại đa số người cầm bút lông viết chữ Việt. Song, điều làm tôi ấn tượng nhất ở em, chính là cái tinh thần tự học và cầu học. Sự khát học của những đứa-con-Thanh thì tôi rất hiểu, và, tôi trân quý em vì lẽ đó. Chỉ cần anh em nói chuyện một vài lần, tôi đã thấy em khác rất nhiều về và tiến bộ rất nhiều trong những tác phẩm ra đời. Bỗng nhớ cái lý luận về chữ học của cụ Sào Nam trong Khổng Học Đăng, khi bàn về chữ học, cái lớn nhất chính là tự học, nên cái sự nhìn thấy trong việc học của Ttùy Phong, ấy chẳng phải là cái lối trong đạo học đó ru?

Chữ quốc ngữ viết bằng bút lông lâu nay được đa số người gọi là "Thư pháp chữ Việt", chuyện ấy thế nào, nhiều người đã bàn và sẽ vẫn còn phải bàn nhiều nữa, nếu như muốn làm được chút gì đó có-giá-trị thực sự trong việc xây dựng lý luận cho nó. Tuy nhiên, xét ở góc độ người chơi, nó là gì chưa biết, nhưng chắc chắn nó đã và đang là một sức hút khá lớn đối với những người yêu thích và... nghiện nó. Tôi cũng là một trong những người nghiện cái trò dùng bút lông viết chữ Việt. Chỉ tiếc rằng, những người như Tùy Phong, sức trẻ có thừa, công phu dẫu ít hay nhiều nhưng cũng đã một đôi lần ra trước vỉa hè Miếu Khổng để so le, vậy mà, không dấn thân thêm vài ba bước nữa... Có khi, sẽ bước xuống vực sâu, nhưng cũng chẳng biết chừng lại ra biển lớn. Làm thì chưa chắc đã thành công, nhưng không làm thì sẽ chẳng có cái gì là thành công cả.

Chẳng hiểu sao, trong những giấc mơ con chữ vẫn thường ập về trong lần tập bút lông trong tưởng tượng, tôi thấy Tùy Phong đang nói cười trong một triển lãm ở đâu đây... Có lẽ, cái mong muốn và hi vọng cháy bỏng của kẻ làm anh muốn em mình trình hiện trong tôi nó đã ngấm cả vào mơ. Chỉ e... đời ngoài kia nhiều mộng quá mà thôi!






Nguồn : Trịnh Tuấn - trinhtuan.net

Sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam

Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ, sắc phong được xem như một loại văn chính thống của nhà nước phong kiến. Trải qua thời gian và bom đạn chiến tranh, hàng ngàn sắc phong vẫn được các làng quê và dòng họ VN nâng niu gìn giữ như một báu vật. Lý do vì sao?

Sắc phong (gọi đầy đủ là đạo sắc phong) xuất hiện từ khoảng thế kỷ 15, dưới triều nhà Lê, được xác nhận bằng ấn triện của nhà vua mang nội dung công nhận có tính nhà nước, đồng thời thể hiện quyền lực của triều đình đối với các làng xã. Cùng với các loại văn bản và thư tịch cổ như chiếu, chỉ, hịch, văn bia, gia phả,… sắc phong được xem như một loại văn bản pháp quy chính thống của nhà nước phong kiến.

Dấu ấn quyền uy

Theo các nhà nghiên cứu, về cơ bản, sắc phong gồm có hai loại. Loại thứ nhất dùng để phong cấp, tưởng thưởng chức tước cho các công thần. Đây được xem là vật gia bảo và thường được cất giữ cẩn thận tại các gia đình hoặc nhà thờ họ. Hiện, những sắc phong này còn khá nhiều ở các dòng họ ở Nghệ Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Thái Bình…



Sắc phong thành hoàng làng năm Minh Mạng 21.


Loại thứ hai là sắc phong thần cho các thần linh hoặc những bậc hiển thánh (thành hoàng làng), là tài sản chung của cả cộng đồng làng xã cho nên thường được cất giữ tại các đình, đền, miếu mạo. Rất nhiều đình, đền trong cả nước còn giữ được các bản sắc phong loại này.

Về hình thức, trên mỗi sắc phong đó, dấu ấn uy quyền của các vị vua cai trị được thể hiện khá rõ rệt. Chẳng hạn, giấy phong cho bách quan có 3 hạng thì hạng Nhất, xung quanh khung có vẽ 8 con rồng nhỏ, mặt trước vẽ một con rồng lớn, ẩn trong mây, gọi là Long ám, mặt sau vẽ hình Tứ linh (Long-Ly-Quy-Phượng); hạng Nhì, xung quanh khung vẽ mây hoặc họa tiết hồi văn, mặt trước vẽ một con rồng, mặt sau vẽ Nhị linh (hai con vật trong Tứ linh); hạng Ba, xung quanh in triện gấm, mặt trước vẽ một con rồng ở giữa và bốn góc in hình Ngũ tinh (Năm ngôi sao), mặt sau vẽ bầu rượu túi thơ.

Giấy phong cho bách thần cũng có 3 hạng, trong đó, Thượng đẳng thần xung quanh in triện hoa chanh, phía trước vẽ một con rồng, ở giữa in hình Ngũ tinh, bốn góc in hình Thất tinh, mặt sau vẽ hình Tứ linh; trung đẳng thần mặt trước giống như sắc Thượng đẳng thần, mặt sau vẽ Lá và Bầu rượu, giữa vẽ hai chữ Thọ liền nhau, gọi là song thọ; hạ đẳng thần mặt trước giống như hai hạng trên, mặt sau không vẽ.

Độc bản

Dòng họ nào có người được ban sắc phong, làng xã nào có thành hoàng được ban sắc là một vinh dự vô cùng to lớn, nghi lễ rước sắc phong vì thế cũng được tổ chức đặc biệt trang trọng. Theo sách Đại Phùng tổng khoán ước: “Sắc đưa về đến đình, chép thêm ra một bản, giống như bản chính (đều dùng giấy vàng mực đen, lấy người có chữ đẹp trong thôn viết đằng tả), rồi lập một hương án, đặt lên, vái 5 vái (thay thần tạ ơn vua). Sau đó, hóa bản sao đi, còn bản chính thì rước vào trong đình”. Chính vì thế, sắc phong nào chỉ cũng có duy nhất một bản.

Trong mỗi bản sắc phong, niên đại tuyệt đối đến tận ngày, tháng, năm. Niên đại của sắc phong được ghi ở cuối văn bản gồm niên đại triều vua ban sắc, tháng ngày ban sắc, chẳng hạn: Sùng Khang cửu niên thập nhất nguyệt sơ lục nhật (Ngày 6 tháng 11 năm Sùng Khang thứ chín, tức là năm 1574, dưới triều Mạc Mậu Hợp), hay: Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật (Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 tức là năm 1924 dưới triều vua Khải Định nhà Nguyễn).

Niên đại tuyệt đối chính xác là căn cứ để có để người đời sau có thể hiểu về phong cách mỹ thuật, thư thể của từng thời kỳ lịch sử.

Hiện, còn 2 đạo sắc phong được cho cổ nhất. Một đặt tại đền Quang Lang, thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thuỵ, (Thái Bính) với niên hiệu Hồng Đức 23 (1492) và Hồng Đức 28 (1497) dưới triều vua Lê Thánh Tông; một đăt ở đính Tử Dương, làng Tử Dương, (tên Nôm là làng Tìa), xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay thuộc về Hà Nội) với niên hiệu Sùng Khang 9 (1574) dưới triều Mạc Mậu Hợp.




Sắc phong chức tước cho Trần Bá Hữu năm Cảnh Thịnh 9 (1801) ở Bình Định. Ảnh: thuhoavn.com



Được làm từ chất liệu quý

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, sở dĩ các sắc phong tồn tại được đến ngày nay, dù trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều tác động của thiên nhiên và con người, là do được viết trên chất liệu giấy sắc hay còn gọi là giấy Nghè (vì được làm tại làng Nghè tên Nôm của làng Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội). Đây là một loại giấy được sản xuất bằng kỹ thuật cổ truyền đặc biệt để chuyên cung cấp cho triều đình sử dụng.

Loại giấy này quý trước hết là ở nguyên liệu dùng để vẽ lên bề mặt giấy là vàng, bạc và kim nhũ. Nhờ nguyên liệu này mà giấy sắc có hình thức và màu sắc đã đẹp lại bền, có thể tồn tại hàng trăm năm mà không hề hư hỏng. Quý vì lẽ thứ hai: làm giấy sắc đòi hỏi rất nhiều công phu.

Theo bí quyết còn truyền lại ở làng Nghè, để xeo một tờ giấy sắc cho hàng Nhất phẩm thì phải có 5 người thợ cùng góp sức một lúc. Giấy để phong cho hàng phẩm cấp thấp hơn (tức là từ Nhị phẩm xuống tới Cửu phẩm), khổ giấy hẹp hơn, cũng phải cần tới 3 người. Đấy là công đoạn xeo giấy, phần vẽ giấy sắc mới là khâu tinh xảo nhất, công phu nhất, đòi hỏi tay nghề cao. Vẽ gồm hai công đoạn: Vẽ chạy và Vẽ đồ. Vẽ chạy là vẽ ra hình rồng mây, hình triện, hoa văn; việc này do những thợ giỏi thực hiện… Vẽ đồ là theo nét vẽ chạy mà tô kim nhũ, vàng bạc…

Trong khi tư liệu Hán Nôm ghi trên chất liệu giấy chỉ có niên đại từ thời Nguyễn trở về sau (từ 1802 đến nay), thì nhiều đạo sắc phong lại có niên đại thời Lê sơ, thời Mạc; vì thế, theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam, sắc phong là một di sản quý của dân tộc và là nguồn tư liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nghiên cứu hơn nữa để phát huy tác dụng.




Nguồn : Vân Nhi - baodatviet.vn

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Ngỡ ngàng với kiệt tác tranh làm từ... giấy cuộn


Rất là kỳ công đấy nhé!
Những con thú hay tấm thiệp được làm từ giấy cuộn có lẽ không còn là xa lạ đối với chúng ta, thế nhưng tác phẩm dưới đây có thể khiến chúng ta trầm trồ về độ "hoành tráng" của nó. Susan Myer, một nghệ nhân làm đồ thủ công đến từ Georgia, là tác giả của "bức họa" này và tác phẩm cô làm ra chính là phiên bản của kiệt tác "Starry Night" (Đêm đầy sao) của Van Gogh.


Bức tranh nổi tiếng của Van Gogh.

Những tác phẩm làm từ giấy cuộn về cơ bản là cắt những dải giấy màu với những chiều dài khác nhau và sau đó cuộn chúng lại bằng một dụng cụ đặc biệt. Tuy nghe có vẻ dễ là thế nhưng thật ra khi thực hiện lại khó khăn hơn rất nhiều. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo nhưng sự chính xác cũng vô cùng quan trọng.


Một tác phẩm tuyệt vời.

Nghệ sỹ Susan Myers đang có một "nhiệm vụ" là hoàn thành mỗi tác phẩm trong dự án UFOs (Unfinished Objects) trong mỗi tháng. Trong tháng 6 cô bắt đầu công việc với phiên bản bức tranh "Đêm đầy sao" của danh họa Van Gogh, một trong những bức họa nổi tiếng nhất thế giới và cô phải hoàn thành nó vào cuối tháng 7. Đầu tiên, cô phải vẽ những phác thảo cơ bản bằng bút chì trắng trên một tấm bìa xanh rộng và khá dày. Sau đó, công việc mới đi vào phần chính với dụng cụ giấy cuộn và máy cắt giấy. Số lượng cuộn giấy trong "Đêm đầy sao" lên tới hàng nghìn.


Nhiều giấy thế này cơ mà.

Susan nói rằng cô vô cùng thích thú khi hoàn thành tác phẩm đầu tiên của mình và có kế hoạch làm hàng loạt những phiên bản của những kiệt tác khác. Chúng mình hãy cùng chờ xem nhé!

Những câu chuyện gây "sốc" từ đầu năm đến nay


Cùng xem đó là những câu chuyện nào nhé!
1. Người đàn ông bị bắn chết vì ăn bỏng ngô

Bạn có thói quen gây ra tiếng ồn trong khi ăn không? Nếu có, hãy cẩn thận! Trong buổi công chiếu của bộ phim "Thiên nga đen", một người đàn ông 42 tuổi đã bị giết bởi một người đàn ông 27 tuổi. Lý do của cuộc xung đột và dẫn đến vụ giết người là do người đàn ông 42 tuổi ăn bỏng ngô quá to đã khiến người đàn ông 27 tuổi kia tức giận. Vụ nổ súng đã diễn ra trong một rạp chiếu phim ở thủ đô Riga của Latvia.


2. Người mẹ bị sốc khi phát hiện đứa con 3 tuổi chơi với cá sấu

Cá sấu chắc chắn là "vị khách" mà ít ai muốn mời vào nhà. Nhưng một đứa trẻ 3 tuổi dường như đã hoan nghênh vị khách chết người này với vòng tay rộng mở. Người phụ nữ Brazil đã bị sốc khi nhìn thấy một con cá sấu dài 1,5m nằm ngoan ngoãn trong phòng khách khi cậu con trai 3 tuổi của cô vuốt ve đầu của nó. Người phụ nữ đã nhấc cậu bé ra khỏi phía sau chiếc ghế dài nơi con cá sấu đang nằm và sau đó gọi điện cho các nhân viên cứu hộ. Các nhân viên cứu hộ ngay lập tức đã có mặt để bắt con cá sấu và mang nó đến một tổ chức bảo vệ môi trường gần đó. Rất may, đứa trẻ vẫn an toàn sau sự việc này.


3. Người phụ nữ 100 tuổi đi bộ 3 dặm mỗi ngày để lấy bánh hamburger miễn phí

Cụ bà Catherine Reddoch, 100 tuổi, đã dành một giờ hàng ngày đi bộ để có thể được ăn miễn phí chiếc bánh hamburger yêu thích. Trong hơn 20 năm, cụ bà người Scotland này đã đi bộ 3 dặm đến cửa hàng Mc Donald ở Matamata, New Zealand. Bà rất yêu thích bánh hamburger của cửa hàng Mc Donald và không muốn thay đổi thực đơn của mình. Mỗi ngày bà đều ăn một hamburger không có salad hoặc nước sốt và sô-cô-la nóng.


4. Đứa trẻ nặng gần 7 kg

Một người mẹ Trung Quốc đã sinh ra một bé gái nặng hơn 6,8 kg. Với trọng lượng "khủng", bé gái sinh ra trong một bệnh viện ở thành phố Tonghua, Trung Quốc này đã khiến các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên. Khi mang thai, người mẹ Pan Shudi nặng tới 80kg.


5. Cô gái tuyệt thực vì vé mời tham dự đám cưới hoàng gia

Tại Mexico, một cô gái 19 tuổi đã tuyệt thực bên ngoài Đại sứ quán Anh và yêu cầu vé dự đám cưới Hoàng gia của Hoàng tử William và Kate Middleton. Cô gái này muốn tham dự đám cưới bởi vì cô là fan hâm mộ của gia đình Hoàng gia này trong nhiều năm và tham dự đám cưới vào cuối năm nay sẽ biến giấc mơ của cô trở thành sự thật. Vì thế mà cô tuyệt thực để mong muốn Đại sứ quán Anh có lời mời cô đến dự đám cưới của Hoàng tử Anh William và Kate Middleton.

Bộ ảnh cưới vừa lãng mạn vừa... rùng rợn


Đây quả là bộ ảnh đính hôn kỳ quặc nhất từ trước đến nay.


Một bộ ảnh cưới bình thường nếu như...


Không có sự xuất hiện của một thây ma đằng sau như thế này.


"Trời ơi, cái gì thế này?"

“Ôi trời ơi, phải làm gì bây giờ?” 

 
Chỉ còn cách chiến đấu… 


Đôi vợ chồng không hề sợ hãi. 

 
Cô gái “tung” đòn quyết định… 


…và cuối cùng họ đã hạ gục được thây ma, y như trong phim kinh dị. 
Sự cố "độc nhất vô nhị" đã khiến bộ ảnh cưới này trở nên đặc sắc, đúng không nào? Nhiếp ảnh giaAmanda Rynda đã nhận lời chụp một bộ ảnh “hài hước” và “lập dị” theo yêu cầu của cặp đôi Juliana Park và Ben Lee. Nhưng Rynda cũng không thể ngờ rằng mình đã trở nên nổi tiếng không kém cô dâu và chú rể sau khi những bức ảnh “có một không hai” này được tung lên mạng. Với ý tưởng độc đáo: “cặp tình nhân và thây ma”, họ đã nhận được rất nhiều phản hồi thích thú của cư dân mạng.

Jason Boesh, “thây ma sống lại” trong bộ ảnh là đồng nghiệp của đôi vợ chồng, anh có “nhiệm vụ” bất đắc dĩ là phải diễn sao cho giống một xác chết nhất. Còn Juliana và Ben, đôi uyên ương bị tấn công trong bộ ảnh có vẻ không hề gặp khó khăn nào, họ đã rất nhanh chóng… hạ gục xác chết “không mời mà đến”.
 
Cặp vợ chồng đã mất 45 phút để hóa trang Jason thành một nhân vật đáng sợ. Với sự xuất hiện rùng rợn của Jason, bộ ảnh cưới đã trở nên nổi tiếng. Juliana nói rằng cô không hề có ý định tung nó lên mạng, nhưng không hiểu sao nó đã được phán tán rộng rãi đến như vậy.

“Chúng tôi đã suy nghĩ về việc cho anh ấy ăn mặc như xác chết trong đám cưới, điều đó hẳn sẽ rất thú vị. Nhưng chúng tôi cũng phải nghĩ đến những người lớn tuổi nữa, họ chắc chắn sẽ bị sốc.”Cặp vợ chồng chia sẻ. Nhưng có lẽ Juliana  Ben đã có một bộ ảnh “kỷ niệm” đáng nhớ. 

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Đạo và đời




Một bộ phim với nội dung nhạy cảm, lột trần những sự thật vốn trần trụi của cuộc sống, những con người mang những việc làm thánh thiện để ngụy trang cho những việc làm bất thiện của mình.
Đạo diễn: Như Huỳnh
Diễn viên: Thu Phương, Thanh Toàn, Đăng Học.

mời các bạn cho ý kiến và nhận xét. rất mong nhận được những đóng góp của quý vị.

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

cách Cầm Bút


CÁCH CẦM BÚT
Cầm bút sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết các ngón tay và cổ tay phải thoải mái không gồng cứng. Lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng. Nên tập cho mình một thói quen để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết. Với tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân. Tuỳ vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp. Đừng quan niệm rằng viết thư pháp phải viết thật nhanh mới hay. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút.
Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không Bút. Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì Bút
- NGŨ CHỈ CHẤP BÚT: Đây là cách cầm bút thông dụng và phổ biến nhất.
Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái. Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út.


Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay. Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng. Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo.
Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm.
- CÁC CÁCH CẦM BÚT KHÁC
. Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại.


. Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái.
Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao. Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác. Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn. Nhưng sau này bạn muốn luyện sang kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không quen tay, mất kiên nhẫn và mau chán nản. Như vậy sẽ gây hạn chế rất lớn cho công việc sáng tác của bạn sau này.



Tư thế viết:
- Ngồi viết: Tùy theo chiều cao của mỗi người và diện tích của nơi viết chữ mà bạn có thể chọn cho mình một bộ bàn ghế thích hợp và thoải mái để viết.
- Đứng viết: Tức là bạn vẫn dùng bàn để viết nhưng không dùng ghế để viết cho thật thoải mái.
_ Ngồi xếp bằng: Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết.
- Bò nghiêng: Các bạn dễ thấy hình ảnh này khi xem những tranh ảnh về những cụ đồ ngày xưa, đây là tư thế tạm thời vì các cụ chỉ viết trong mấy ngày xuân ngắn ngủi, không tiện mang theo bàn ghế. Ở tư thế này nếu viết chữ đại tự thì các cụ ngồi thẳng lưng mà viết, trong trường hợp viết các câu đối thì các cụ duỗi dài người lên phía trước.
- Quỳ gối viết: Ở tư thế này thì hai gối các bạn phải chạm đất và tay trái chống thẳng, rất tiện khi viết chữ to.
- Đứng viết lên vách: Khi các bạn phải viết tác phẩm lên một tấm vách cố định thì ta dùng tư thế này. Giữ tầm mắt vừa phải và tập trung vào nội dung đang thể hiện.
* Dù bạn viết ở bất kỳ tư thế nào đi nữa thì nên giữ cơ thể thăng bằng và thoải mái. Nếu ngồi ghế thì hai bàn chân phải song song nhau và chạm vào mặt đất. Vai luôn giữ ngang và cột sống phải thẳng, nếu không dễ gây tật gù lưng và nhức mỏi cho chúng ta sau này, cũng như không thể ngồi viết lâu được. Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút, nếu mọi thứ ổn định và đúng cách mà đường bút vẫn chưa đạt thì bạn nên nghỉ ngơi.


Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons