Hiển thị các bài đăng có nhãn bán các mặt hàng thư pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bán các mặt hàng thư pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt

Nhân dịp Tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, chiều 7/1, gần 600 kiều bào từ các nước về quê hương đón Tết đã tham dự chương trình gặp gỡ kiều bào mừng Xuân với chủ đề “Kiều bào – Cầu nối thương hiệu Việt”, do Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố phối hợp tổ chức.
Các đại biểu Việt kiều xin chữ đầu năm. Ảnh: Thế Anh - TTXVN ( thư pháp Đặng Hòa và Viết Hiếu đang cho chữ)
Chương trình là dịp để bà con kiều bào gặp gỡ, giao lưu và vui đón xuân mới trên quê hương với các tiết mục biểu diễn văn nghệ dân tộc, múa lân – sư – rồng, biểu diễn thời trang, hái lộc xuân và thưởng thức ẩm thực Việt. Đây còn là dịp các doanh nghiệp Việt kiều quảng bá sản phẩm, gặp gỡ đối tác, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, với mục đích đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng và thị trường các nước trên thế giới nói chung.

Đóng vai trò là cầu nối tự nhiên giữa Việt Nam với các nước do được tiếp cận với văn hóa của nhiều nước, kiều bào, đặc biệt là các doanh nghiệp, đã và đang có nhiều đóng góp trong việc đưa hàng ViệtNam vào thị trường Mỹ, Pháp, EU và nhiều nước khác. Trong đó, các ngành kỹ thuật, giao thông, xây dựng, du lịch, văn hóa, lĩnh vực hàng may mặc - thời trang, hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến, thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ… được nhiều doanh nghiệp Việt kiều quan tâm phát triển thương hiệu Việt. Với hơn 20 năm kinh nghiệm xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến vào thị trường Mỹ và Hồng Công, nhà doanh nghiệp Quách Hưng Tòng, kiều bào tại Mỹ, cho rằng thực phẩm Việt có tiềm năng rất lớn để xuất sang các thị trường trọng điểm như Mỹ, Canađa... không chỉ vì có đông người Việt tại những nơi này mà còn một lượng lớn cộng đồng sắc dân gốc Ấn, Thái, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philíppin... cũng sử dụng được hàng Việt; đồng thời sản phẩm nhiệt đới từ Việt Nam cũng được nhiều người gốc Âu ưa chuộng.

Để có được những kết quả trong đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đưa hàng Việt vào thị trường các nước, ngoài nỗ lực của từng doanh nghiệp kiều bào còn có sự hỗ trợ, hợp tác của các cơ quan trong nước và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Pháp, cho rằng sự hỗ trợ từ các bộ ngành trong nước và các thương vụ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ triển lãm đưa sản phẩm thẳng đến khách hàng, có ý nghĩa rất lớn đối với xuất khẩu hàng Việt và phát triển thương hiệu Việt sang các nước.

Theo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các doanh nghiệp kiều bào nói riêng và kiều bào nói chung đang đóng góp cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước cần quan tâm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, thủ tục lưu trú cho kiều bào, cần tạo điều kiện cho kiều bào ổn định cuộc sống tại Việt Nam; tiếp tục có thêm nhiều chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa; đẩy nhanh cải tiến thủ tục hải quan, minh bạch, công khai nhằm giảm chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp...

Hoàng Liên Sơn

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Khai bút đầu Năm- Nét đẹp văn hóa của người Việt

Trong văn hóa và thói quen của người Việt, mọi người quan niệm rằng, ngày đầu tiên của năm là ngày quan trọng cho một khởi đầu mới. Những ngày đầu tiên của năm, nếu mọi việc suôn sẻ, ai nấy vui vẻ thì cả năm sẽ luôn được may mắn. Trong khoảng thời gian ấy, mọi người thường tranh thủ làm nhiều việc lấy may cho cả năm, trong đó, tục chắp bút (hay khai bút) đầu năm luôn luôn được nhân dân ta để ý, nhắc nhở nhau thực hiện, mong cho một năm mới phát tài.


đầu năm 2012, đúng vào phút đầu tiên của năm mới. thư pháp Đặng Hòa cũng làm lễ khai bút, xin chia sẻ một số tác phẩm với những người yêu thư pháp



Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

SẢN PHẨM và DỊCH VỤ

CỬA HÀNG THƯ PHÁP ONLINE ĐẶNG HÒA

Chuyên cung cấp sỉ và lẻ các mặt hàng về thư pháp: Thư Pháp Khung Kính, Thư Pháp Mành Tre, Thư Pháp Đá các loại, Thư Pháp Đĩa Sứ...


cung cấp sỉ và lẻ văn phòng tứ Bảo : Bút, Nghiên, Giấy, Mực và các sách thực hành thư pháp các loại

Ngoài ra chúng tôi còn nhận viết thư pháp theo yêu cầu, phục vụ các Lễ Hội, tiệc liên hoan...

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Địa Chỉ:   325/16/8 Bạch Đằng, F15, Bình Thạnh, TPHCM
Điện Thoại:  0908.808.199 ( gặp anh Hòa)
Nick Yahoo:  danghoa2209

`

Email:  danghoa2209@gmail.com
Website:  http://cuahangthuphap.blogspot.com
Tài Khoản Ngân Hàng Đông Á: 0101268157

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011

Mùa xuân xin nét chữ ông đồ

Mùa xuân xin nét chữ ông đồ


Bài viết cập nhật lúc: 11:20 ngày 06/02/2011
Đầu năm xin chữ đã trở thành một nét đẹp mỗi dịp xuân về.
Mùa xuân xin nét chữ ông đồ
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Những câu thơ ấy của nhà thơ Vũ Đình Liên, mỗi lần đọc lại nhắc cho ta nhớ tới một nét đẹp của ông cha- phong tục xin chữ ngày Tết.



Ngày trước, đó là một phong tục, một thói quen ngày xuân mà hầu như gia đình nào cũng có. Mỗi khi Tết đến xuân về các ông đồ già bày mực tàu, giấy đỏ ngồi bên mái đình, sân chùa,…hay một góc chợ Tết mài mực viết chữ.
Những người đi chợ Tết vẫn thường ghé qua xin cho gia đình mình đôi câu đối hay một chữ mang nhiều ý may mắn cho năm mới. Những ông đồ già với nét chữ bay lượn viết nên bao lời hay ý đẹp cho đời mỗi độ xuân sang.
Một thời gian, hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ ngày Tết dường như vắng bóng nhưng rồi nét đẹp truyền thống ấy lại được khôi phục lại những năm gần đây bởi những người có lòng đam mê với nghệ thuật thư pháp dân tộc.
Năm nay, ở Sài Gòn “phố ông đồ” lại tiếp tục được mở như một nét văn hóa thường niên mối dịp Tết đến. Rất nhiều ông đồ trẻ ngồi miệt mài viết những câu đối tết, những câu thơ ý nghĩa, những câu chúc ngày xuân.
Mọi người có thể vừa xem những bức thư pháp của các ông đồ, vừa có thể chọn một câu chúc hay một chữ mà mình tâm đắc rồi ngồi xem những ông đồ mài mực và viết những nét chữ thanh thoát, đẹp mắt.
Có người ghé qua “phố ông đồ” để tìm một nét chữ mong may mắn đầu năm, có người đến để nhìn ngắm những bắc thư pháp đa dạng và đầy tính nghệ thuật, cũng có người đến để tìm lại những hình ảnh của mùa xuân ngày trước.
Mỗi ông đồ mang đến cho “phố ông đồ” một nét riêng không ai giống ai. Người viết thứ pháp bằng tiếng Việt, có người lại bằng chữ Hán, có người lại nổi bật bởi những bức thư họa làm nền cho đôi câu đối hay một chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tín,…
Thư pháp chủ yếu được thể hiện trên giấy, nhưng nhiều bức thư pháp được thể hiện trên những vật liệu đặc biệt như tre, đá hay gỗ rất độc đáo và tinh xảo.
Ngoài ra, khi đến thăm “phố ông đồ” bạn còn có thể ghé qua gian hàng vẽ tranh chân dung để thưởng thức những bức chân dung kí hoa của những người nổi tiếng hay có thể đặt vẽ chân dung của chính mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức triển lãm ảnh Sen Việt của nhiếp ảnh gia Trần Bích được trưng bày trong nhà văn háo thanh niên Thành phố HCM.
Mùa xuân, ghé qua “phố ông đồ” xin cho mình một vài nét chữ mang nhiều ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới may mắn và thành công sẽ mang đến cho bạn một cảm giác như được trở về với nét phong tục xưa, cái Tết xưa ấm cúng.
Phố ông đồ được tổ chức trong khuôn viên của Nhà văn hóa thanh niên tp.HCM số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé, quận 1.
Theo afamily.vn








Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons